Thứ Ba, 5 tháng 5, 2009

CÁC QUY ĐỊNH CỦA VIỆT NAM VỀ CẠNH TRANH

LS. Dominique Brault

LTS. Dominique Brault, luật sư Công ty luật Herbert Smith LLP, chi nhánh Paris, đã có bài viết giới thiệu về pháp luật cạnh tranh của Việt Nam với độc giả Pháp trên tạp chí LAMY DE LA CONCURRENCE số 15, tháng 4/5 năm 2008. Sau đây là bản dịch bài viết của ông giới thiệu về các quy định của luật này cùng với những áp dụng bước đầu vào thực tiễn.

Ngay cả các nước kiên trì với tuyên bố chủ nghĩa cộng sản và cơ cấu tổ chức chính trị do một đảng duy nhất lãnh đạo cũng vừa tự trang bị cho mình các quy định pháp luật và các thể chế cần thiết để điều hành một nền kinh tế thị trường.

Việt Nam đã thông qua Luật Cạnh tranh ngày 3/12/2004 và các văn bản hướng dẫn và các cơ quan chịu trách nhiệm thi hành đạo luật này đã sẵn sàng: Nghị định 116/2005/NĐ-CP của Chính phủ, quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh; Nghị định 120/2005/NĐ-CP về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh, Nghị định 06/2006/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý cạnh tranh; Nghị định 05/2006/NĐ-CP về thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Hội đồng cạnh tranh.

Cục Quản lý cạnh tranh và Hội đồng Cạnh tranh


Cục Quản lý cạnh tranh là một tổ chức hành chính trực thuộc Bộ Thương mại - nay là Bộ Công thương, ND - (đơn vị này được gọi tắt là VCAD - Vietnam Competition Administration Department). Các đóng góp của tổ chức này tương tự như DGCCRF của Pháp, đặc biệt trong lĩnh vực điều tra. Cục Quản lý cạnh tranh phối hợp với Hội đồng Cạnh tranh, đơn vị có từ 11 đến 15 thành viên phụ trách thông báo các vi phạm cũng như « đưa vụ việc ra giải quyết ở đơn vị có thẩm quyền» (Điều 53.2 et 107). Hội đồng Cạnh tranh hoàn toàn độc lập với cơ quan chính trị có thẩm quyền. Hội đồng không có quyền miễn trừ, riêng chỉ các Bộ mới có quyền này. Thủ tướng có thể cách chức Chủ tịch Hội đồng theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thương mại.

Luật Cạnh tranh Việt Nam gồm 123 điều. Luật này điều chỉnh các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, các hành vi hạn chế cạnh tranh, việc kiểm soát tập trung kinh tế, trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc cạnh tranh và các biện pháp xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh.


Tuy nhiên, ngay tại Điều 4 đạo luật này, chúng ta đã bắt gặp hai quy định dường như là trái ngược nhau (Khoản 1 và Khoản 2). Nhà nước Việt Nam tuyên bố «quyền cạnh tranh trong kinh doanh», quyền mà chúng ta tìm kiếm vô vọng trong hệ thống pháp luật của các nước châu Âu, nhưng việc thực hiện quyền cạnh tranh tại Việt Nam phải tùy thuộc vào «lợi ích của Nhà nước». Nhà nước có nhiệm vụ bảo vệ quyền cạnh tranh trong kinh doanh, quyền mà từ nay được thừa nhận đối với mọi doanh nghiệp: «doanh nghiệp được tự do cạnh tranh» ; Nhà nước quản lý cạnh tranh theo cách «tập trung thống nhất» (Điều 7), nhưng Bộ Công thương, cơ quan chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước về cạnh tranh, lại dựa vào các cơ quan phân quyền tại địa phương (Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố thuộc trung ương) để thực hiện vai trò này.

Các quy định còn lại và điểm cốt lõi của Luật Cạnh tranh không thể hiện được tinh thần đa dạng hóa và hệ quả là Luật này đưa ra các khái niệm quen thuộc trong lĩnh vực cạnh tranh nhưng không phải không hàm chứa trong đó vài yếu tố làm người đọc ngạc nhiên.

Điều thứ nhất, và chắc chắn là điều gây ngạc nhiên nhiều nhất, không chỉ là việc giải thích các thuật ngữ. Theo quy định của đạo luật này, «các hành vi bị cấm» bao gồm một tập hợp các hành vi mà chúng tôi cho rằng tập hợp đó vừa bao gồm các thỏa thuận, các «hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh và độc quyền thị trường» và các hành vi tập trung kinh tế. Thuật ngữ và định nghĩa về «hành vi chống cạnh tranh» không được thể hiện và một số hành vi tập trung kinh tế không được xử lý một cách riêng biệt như trong pháp luật của Pháp và pháp luật cộng đồng châu Âu. Hành vi hạn chế cạnh tranh theo quy định của Luật này mới chỉ dừng lại ở các hành vi bị cấm cũng như hành vi tập trung kinh tế (Điều 18), các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh (Điều 8) và các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường (Điều 13).

Điều 8 Luật Cạnh tranh đưa ra một danh sách giới hạn trong 8 thỏa thuận được coi là hạn chế cạnh tranh. Hầu hết các thỏa thuận này chỉ bị coi là hạn chế cạnh tranh khi nó vượt qua một mức nhạy cảm nhất định vì các thoả thuận này chỉ bị cấm khi các bên tham gia thỏa thuận có thị phần kết hợp từ 30% trở lên trên thị trường liên quan. Giống như trong hệ thống pháp luật châu Âu, theo quy định của Luật Cạnh tranh Việt Nam, chỉ có các thỏa thuận mới có thể được miễn trừ khỏi các hành vi bị cấm, trừ trường hợp lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được miễn trừ khỏi các hành vi bị cấm nếu đáp ứng hai điều kiện: i) Thỏa thuận đó «nhằm hạ giá thành, có lợi cho người tiêu dùng», ii) Thỏa thuận đó thuộc một trong 6 đóng góp thúc đẩy nền kinh tế quy định tại Điều 10 Luật Cạnh tranh.

Các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường.

Các quy định về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường nhằm vào các doanh nghiệp có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan, nghĩa là «có khả năng gây hạn chế một cách đáng kể sự cạnh tranh». Các quy định này còn nhằm vào các nhóm doanh nghiệp có tổng thị phần từ 50% trở lên trên thị trường liên quan nếu nhóm có hai doanh nghiệp, 65% trở lên trên thị trường có liên quan nếu nhóm có 3 doanh nghiệp, 75% trở lên trên thị trường liên quan nếu nhóm có 4 doanh nghiệp. Các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm được Luật Cạnh tranh giới hạn trong 6 hành vi (Điều 13): hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm đầu tiên là hành vi «bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành sản xuất nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh». Một cách truyền thống, các hành vi cản trở việc xâm nhập thị trường, áp đặt giá bán lại tối thiểu và hành vi phân biệt đối xử trong giao dịch thương mại tạo bất bình đẳng trong cạnh tranh đều thuộc nhóm các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm. Điều đặc biệt nhất ở đây là quy định về việc «áp đặt giá mua, giá bán bất hợp lý» (Điều 13 Khoản 2). Chúng tôi không hề ngạc nhiên khi thấy rằng, Nhà nước Việt Nam chưa sẵn sàng vượt qua ngưỡng quyết định mà Pháp đã làm từ năm 1986. Đó là việc từ bỏ nguyên tắc kiểm soát hành chính đối với giá hàng hóa, dịch vụ và đặt niềm tin hoàn toàn vào cuộc chơi tự do trong lĩnh vực cạnh tranh để đạt được mức giá hợp lý nhất có thể.

Các doanh nghiệp giữ độc quyền bị cấm thực hiện các hành vi đã quy định tại Điều 13 đối với các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường. Ngoài ra, các doanh nghiệp có vị trí độc quyền còn bị cấm thực hiện 2 hành vi sau: i) «áp đặt các điều kiện bất lợi cho khách hàng», ìi) «lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng đã giao kết mà không có lý do chính đáng». Hai hành vi này được quy định rất chung chung và đương nhiên cần có hướng dẫn cụ thể.

Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực độc quyền nhà nước và các dịch vụ công, Luật Cạnh tranh có các quy định đặc biệt. Cụ thể là quyền kiểm soát các doanh nghiệp này (Điều 15) dường như nằm ngoài các quy định của Luật Cạnh tranh, trừ trường hợp và với điều kiện các doanh nghiệp này cũng thực hiện các hoạt động kinh doanh ngoài lĩnh vực độc quyền nhà nước và sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích (Điều 15, Khoản 3).

Kiểm soát việc tập trung kinh tế.

Như chúng ta đã thấy, một số đối tượng tập trung kinh tế có thể kiểm soát được hoặc dưới hình thức thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh, hoặc đối với những đối tượng tập trung kinh tế quan trọng, dưới hình thức xin phép miễn trừ đối với tập trung kinh tế bị cấm. Điều 18 Luật Cạnh tranh cấm các doanh nghiệp tập trung kinh tế nếu các doanh nghiệp đó có thị phần kết hợp từ 50% trở lên trên thị trường liên quan, không cần xét đến hoàn cảnh và tình huống. Việc tiến hành tập trung kinh tế mà không xin phép được coi là một hành vi bị cấm và bị xử phạt hành chính (phạt tiền). Ngoài ra, chia, tách doanh nghiệp đã sáp nhập, hợp nhất hoặc buộc bán lại phần doanh nghiệp đã mua cũng có thể được sử dụng như một biện pháp trừng phạt nhằm khắc phục hậu quả trong trường hợp tập trung kinh tế vi phạm pháp luật về cạnh tranh (Điều 117).

Tuy nhiên, một đối tượng tập trung kinh tế bị cấm có thể được xem xét miễn trừ trong trường hợp một hoặc nhiều bên tham gia tập trung kinh tế đang trong nguy cơ bị giải thể hoặc lâm vào tình trạng phá sản, tức là trong trường hợp việc tập trung kinh tế có tác dụng mở rộng xuất khẩu hoặc góp phần phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ (Điều 19). Vì trên nguyên tắc, tập trung kinh tế theo quy định tại Điều 18 là hành vi bị cấm nên hành vi này không thuộc diện phải thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh. Các tổ chức, cá nhân muốn thực hiện tập trung kinh tế bị cấm theo quy định tại Điều 18 phải nộp hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ đến cơ quan quản lý Nhà nước về cạnh tranh. Việc quyết định miễn trừ do cơ quan này thực hiện.

Các doanh nghiệp tập trung kinh tế có thị phần kết hợp từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan phải thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành tập trung kinh tế (Điều 20). Thông báo này được gửi đến Cục Quản lý cạnh tranh, cơ quan chịu trách nhiệm thi hành Luật Cạnh tranh của Bộ Công thương. Cơ quan quản lý cạnh tranh không có quyền từ chối một tập trung kinh tế đã thông báo, ngay cả trong trường hợp cơ quan này phát hiện các nghi vấn trong cạnh tranh. Vai trò của cơ quan quản lý cạnh tranh vì thế bị hạn chế. Vai trò của cơ quan này, với sự thiếu vắng của một quy trình tiền thông báo, chỉ giới hạn trong việc xem xét tính hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ, xem xét tính chính xác trong việc tính toán thị phần của các doanh nghiệp có liên quan.

Tuy vậy, cơ quan quản lý cạnh tranh cũng có thể ra quyết định, nhưng chỉ là việc đề nghị Bộ trưởng Bộ Công thương cho phép vô điều kiện một đối tượng tập trung kinh tế đã thông báo. Vì vậy, đối với một doanh nghiệp có thị phần dưới 50% trên thị trường liên quan, hình thức thông báo được xem như một loại cảnh báo.

Trường hợp thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế thấp hơn 30% trên thị trường liên quan, các doanh nghiệp không có nghĩa vụ thông báo với cơ quan quản lý cạnh tranh. Đương nhiên trong trường hợp này, không có sự kiểm soát nào từ phía cơ quan quản lý đối với tập trung kinh tế. Do việc lựa chọn thị phần kết hợp trên thị trường liên quan làm tiêu chí để xác định có kiểm soát hay không đối với một tập trung kinh tế, nên nhiều tập trung kinh tế có giá trị lớn không hề bị kiểm soát do các tập trung kinh tế này không thuộc diện phải thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh. Ví dụ như trường hợp tập trung kinh tế của Dai Chi/Bao Minh CMG. Tháng 7/2007, không có một tập trung kinh tế nào được thông báo trong khi theo nguồn tin của Cục Quản lý cạnh tranh, 32 tập trung kinh tế được thực hiện từ tháng 6 năm 2006 với tổng giá trị lên tới 245 triệu đô la.

Thẩm quyền quyết định việc miễn trừ các tập trung kinh tế bị cấm không thuộc về Cục Quản lý cạnh tranh, cũng không thuộc về Hội đồng cạnh tranh mà thuộc về hai cơ quan quyền lực chính trị: Bộ trưởng Bộ Công thương và Thủ tướng Chính phủ. Bộ trưởng Bộ Công thương có thẩm quyền xem xét, quyết định việc miễn trừ các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm và các tập trung kinh tế khi một hoặc nhiều bên tham gia tập trung kinh tế đang trong nguy cơ bị giải thể hoặc lâm vào tình trạng phá sản. Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền xem xét, quyết định việc miễn trừ các tập trung kinh tế có tác dụng mở rộng sản xuất kinh doanh, hoặc góp phần phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ như mô tả tại Điều 19 phần 2.

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Quyền kiểm soát các hành vi cạnh tranh không lành mạnh thuộc về cơ quan quản lý cạnh tranh (Điều 49, Điểm d).

Điều 39 Luật Cạnh tranh quy định 9 hành vi bị coi là cạnh tranh không lành mạnh, trong đó bao gồm các hành vi như xâm phạm bí mật kinh doanh, gièm pha doanh nghiệp khác, quảng cáo hoặc khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh. Tuy nhiên, danh sách liệt kê tại Điều 39 là không giới hạn vì điều khoản này điều chỉnh cả các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác «trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng» đều bị coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh (Điều 39 và Điều 3 khoản 4).

Qui trình thủ tục


Luật bao gồm nhiều quy định mang tính chất thủ tục, biểu hiện tính quy định thậm chí là nội quy của các cơ quan có thẩm quyền tại Pháp.

Ví dụ, sau khi tiếp nhận khiếu nại, một cuộc điều tra được tiến hành và hoàn chỉnh hồ sơ, Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh sẽ thành lập một đoàn công tác để giải quyết vụ việc, dù không nêu cụ thể thì tham dự đoàn công tác là các thành viên của Hội đồng cạnh tranh.

Đoàn công tác hoàn toàn độc lập (điều 80). Phiên xử công khai trừ phi có bí mật Nhà nước hoặc bí mật ngoại giao cần bảo vệ. Quyết định của đoàn công tác có thể được coi như luận cứ trước Hội đồng cạnh tranh, tổ chức có quyền khẳng định, thay đổi, hủy bỏ hoặc cho điều tra lại.

Đoàn công tác có nhiệm vụ thực hiện phán quyết và Hội đồng cạnh tranh có thể phạt tối đa mức phí 10% trên tổng doanh thu.

Chúng tôi có một vài quan sát sau đây đối với cách tiếp cận của Luật đối với vấn đề cạnh tranh. Đôi khi chúng tôi bắt gặp một số thuật ngữ có thể khuyến khích các bên liên quan đề nghị được bảo vệ từ phía cơ quan quản lý, trong khi theo chúng tôi, điều cơ bản nhất của pháp luật cạnh tranh là bảo vệ sự cạnh tranh, chứ không phải là bảo vệ một đơn vị doanh nghiệp cụ thể nào đó. Thật vậy, nguyên tắc về quyền cạnh tranh trong kinh doanh được khẳng định ngay tại Điều 4; quyền này được doanh nghiệp thực hiện trên nguyên tắc «không xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp khác». Một số hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường chỉ bị cấm khi hành vi đó «gây thiệt hại cho khách hàng » (Điều 13).

Mọi tổ chức, cá nhân cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm có quyền khiếu nại đến cơ quan quản lý cạnh tranh hoặc đến chủ tịch Hội đồng cạnh tranh để yêu cầu các cơ quan này áp dụng các «biện pháp ngăn chặn hành chính » đối với doanh nghiệp bị coi là có hành vi vi phạm luật cạnh tranh (Điều 61, Khoản 2 a). Vì cơ quan quản lý cạnh tranh chỉ có thể thụ lý hồ sơ khiếu nại đối với các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh hay các hành vi lạm dụng vị thế thống lĩnh thị trường khi có đơn yêu cầu của bên khiếu nại, nên chúng tôi e rằng sẽ có một tỷ lệ lớn hồ sơ được thụ lý bị đi chệch hướng. Đây là thực tế đã diễn ra ở Pháp kể từ khi mọi doanh nghiệp đều có quyền khiếu nại lên Hội đồng cạnh tranh. Và sau khi đã có đơn khiếu nại của doanh nghiệp gửi đến, Hội đồng cạnh tranh ở Pháp buộc phải tiến hành xem xét vụ việc và phải đi đến một trong những kết luận như kết luận không có hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh hoặc bên khiếu nại bị trả lại đơn kiện.


Một điều đáng chú ý và gây không ít ngạc nhiên nữa là Luật Cạnh tranh có rất ít quy định mang tính ngăn ngừa hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường. Chúng tôi thấy rằng để kiểm soát hành vi lạm dụng, một doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường ngay khi thị phần trên thị trường liên quan của doanh nghiệp đó đạt mức 30%. Vì thế, Luật Cạnh tranh không thể cấm một tập trung kinh tế có hệ quả là tạo ra vị trí thống lĩnh thị trường nếu thị phần kết hợp trên thị trường liên quan của các bên tham gia tập trung kinh tế dừng ở mức từ 30% đến 50%. Tập trung kinh tế trong của các doanh nghiệp này chỉ phải thông báo cho cơ quan quản lý.


Kết luận


Luật Cạnh tranh ngày 3/12/2004 của Việt Nam dường như thích hợp với giai đoạn khởi đầu của một nền kinh tế muốn đi theo xu thế «thị trường» nhưng chưa bứt ra khỏi dấu ấn của quá khứ (kinh tế bao cấp - người dịch).

Các cơ quan quản lý nhà nước nhận thức rất rõ điều này và cũng nhận thức được xu thế phát triển tất yếu mà dù sớm hay muộn họ sẽ phải lựa chọn. Sự gia nhập của Việt Nam vào ASEAN sẽ tạo điều kiện cho các cơ quan quản lý nhận biết rõ hơn về xu thế phát triển chung trong vấn đề cạnh tranh hiện nay. Khi nào thì các cơ quan quản lý cạnh tranh mới có thể có quyền độc lập đối với các cơ quan quyền lực chính trị, đặc biệt là quyền tự thụ lý hồ sơ trong tranh chấp cạnh tranh mà không cần có đơn khiếu nại từ các bên liên quan? Khi nào thì việc học nghề và kinh nghiệm nghề nghiệp được coi là một trong các tiêu chí để định nghĩa hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh? Khi nào thì các cơ quan quản lý thừa nhận rằng mục tiêu bảo vệ của pháp luật là chính sự cạnh tranh chứ không phải là các bên liên quan trong cạnh tranh? Khi nào thì các tập trung kinh tế nói chung mới hết bị coi là hành vi bị cấm và được miễn trừ? Khi nào thì rào cản cứng nhắc của ngưỡng xác định kiểm soát các bên tham gia tập trung kinh tế mới được tháo gỡ? Khi nào thì các cơ quan quản lý về cạnh tranh tách biệt rõ ràng giữa chỉ thị và quyết định của chính mình? Khi nào thì các cơ quan quản lý mới có thể đa dạng hóa nội dung các quyết định của mình thay vì quyết định tất cả hoặc không gì cả như hiện nay? Chúng tôi tin rằng trong tương lai gần, rất nhiều phẩm chất được thừa nhận ở Việt Nam như sự hăng say lao động, sự thông minh, khả năng thích nghi sẽ mở đường cho sự thành công của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

http://www.nclp.org.vn/thuc_tien_phap_luat/cac-quy-111inh-cua-phap-luat-viet-nam-ve-canh-tranh

Thứ Ba, 28 tháng 4, 2009

Hội đồng cạnh tranh xử lý vụ việc cạnh tranh đầu tiên




Thế là sau bao nhiêu chờ đợi, Hội đồng cạnh tranh cũng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh đầu tiên. Mừng còn hơn Luật Cạnh tranh ra đời. Cho nên tạm dừng loạt bài về Quảng cáo so sánh để đưa tin nhé :D

Căn cứ Quyết định số 07/QĐ-HĐCT ngày 02 tháng 3 năm 2009 của Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh - Thứ trưởng Bộ Công Thương Lê Danh Vĩnh, ngày 14 tháng 4 năm 2009 Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh đã mở Phiên điều trần kín xử lý vụ việc liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh đối với Công ty Xăng dầu hàng không VINAPCO.

Thứ trưởng Bộ Tư Pháp Đinh Trung Tụng - Phó Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh chủ tọa Phiên điều trần.

Căn cứ kết quả điều trần Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh phân tích và xác định VINAPCO đã vi phạm Luật cạnh tranh tại khoản 2 và khoản 3 điều 14 về các hành vi lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm.Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh quyết định xử phạt tiền VINAPCO 3,37 tỷ đồng và kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền về tổ chức quản lý đối với VINAPCO và các dịch vụ xăng dầu hàng không, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh.

http://hoidongcanhtranh.vn/Tin-Tuc-Chi-Tiet&action=viewNews&id=967

Thứ Sáu, 17 tháng 4, 2009

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢNG CÁO SO SÁNH

Trích từ đề tài "Quảng cáo so sánh theo pháp luật Liên minh châu Âu và Việt Nam - nghiên cứu dưới góc độ so sánh luật" của Trương Hồng Quang, Sinh viên KT30A, ĐH Luật HN (Giải nhất cuộc thi Sinh viên Nghiên cứu khoa học ĐH Luật HN năm 2008, Khóa luận tốt nghiệp năm 2009).
Quảng cáo là một nghệ thuật nhưng cũng là một chiến trường giữa các thương nhân. Bởi vậy, sự cạnh tranh trong quảng cáo là một điều tất yếu. Xuất hiện từ những năm 70 của thế kỷ XX, quảng cáo so sánh đang ngày càng trở thành công cụ hữu hiệu trong kinh doanh của các đối thủ cạnh tranh. Cho đến bây giờ, trong đời sống hàng ngày, chúng ta sẽ dễ dàng bắt gặp những quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng có nội dung như “như bột giặt T mới là trắng”, “dầu gội tốt nhất Việt Nam”, “sản phẩm có giá tốt nhất”... Tuy nhiên, pháp luật mỗi nước có những quy định và những quan điểm trong giới chuyên môn khác nhau về loại hình quảng cáo này.

Pháp luật Cạnh tranh được xây dựng và đi vào thực tiễn của Việt Nam chưa lâu. Quảng cáo so sánh là một trong những quan hệ pháp luật cạnh tranh nhạy cảm nhất và được xử lý rất khác trong các hệ thống pháp luật khác nhau, bởi tuy nó là một hành vi nhỏ nhưng lại chứa đựng khá nhiều vấn đề phức tạp. Pháp luật Cạnh tranh cũng như pháp luật thương mại của Việt Nam nói chung còn non trẻ nên những vấn đề phức tạp này được quy định còn khá sơ sài trong hệ thống văn bản pháp luật. Khi xây dựng Luật Cạnh tranh (2004), nhóm hành vi cạnh tranh không lành mạnh chưa có sự quan tâm đúng mức của các nhà làm luật và quảng cáo so sánh chỉ là một hành vi nhỏ trong hệ thống các hành vi cạnh tranh không lành mạnh của Luật này. Với những nguyên do đó, việc hoàn thiện pháp luật cạnh tranh, thương mại nói chung cũng như pháp luật về quảng cáo so sánh nói riêng là yêu cầu cần thiết và đòi hỏi có quá trình lâu dài, đi từ những vấn đề nhỏ đến vấn đề phức tạp.

Việc nghiên cứu so sánh, tìm hiểu pháp luật về quảng cáo so sánh trong mối tương quan với pháp luật Liên minh Châu Âu để hoàn thiện những quy định về vấn đề này là để góp phần xây dựng pháp luật cạnh tranh, pháp luật thương mại và tạo một môi trường cạnh tranh công bằng, lành mạnh trong hoạt động quảng cáo cũng như nền kinh tế nói chung.

Đối với hành vi quảng cáo so sánh, như đã nói ở trên, là một hành vi nhỏ nên chưa được nghiên cứu nhiều và thiếu chiều sâu cần thiết. Hiện nay chỉ có một số bài viết đề cập trực tiếp đến vấn đề này, đó là: TS. Phan Huy Hồng, Quảng cáo so sánh trong pháp luật cạnh tranh – một nghiên cứu so sánh luật, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, số 01/2007; Ths. Nguyễn Thị Trâm, Áp dụng các quy định của Luật Cạnh tranh về Quảng cáo so sánh và một số vấn đề phát sinh trong thực tiễn, Tạp chí Kiểm sát, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, số 9, tháng 05/2007. Bên cạnh đó, các công trình, bài viết khác về các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, hoạt động xúc tiến thương mại cũng có đề cập đến hành vi quảng cáo so sánh nhưng với dung lượng rất nhỏ. Nhìn chung, quảng cáo so sánh là vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu sâu hơn, có các cách tiếp cận mới hơn trong xu thế hội nhập kinh tế hiện nay.

Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢNG CÁO SO SÁNH

1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CHUNG

1.1.1. Quảng cáo và quảng cáo thương mại

Quảng cáo xuất hiện cách đây hàng ngàn năm, có lẽ từ khi bắt đầu có thành thị và buôn bán thì cũng có quảng cáo[1]. Mỹ là nước đi đầu trong hoạt động quảng cáo trên các sóng điện từ. Không phải ngẫu nhiên mà người ta ví các chương trình quảng cáo của Mỹ là “một giấc mơ về nền văn minh Mỹ, một giấc mơ có sức cuốn hút kỳ lạ đối với hàng triệu người trên khắp thế giới”[2]. Quảng cáo xuất phát từ “adverture” trong tiếng La - tinh có nghĩa là sự thu hút lòng người, là gây sự chú ý và gợi dẫn. Sau này, thuật ngữ trên được sử dụng trong tiếng Anh là “advertise” là gây sự chú ý ở người khác, thông báo cho người khác một sự kiện gì đó.

Ở góc độ ngôn ngữ, quảng cáo đơn giản chỉ là một hoạt động thông tin, có tính chất thông báo rộng rãi, nhưng trong đời sống kinh tế, pháp lý, “quảng cáo” có không gian tồn tại riêng của nó[3]. Khoa học và công nghệ phát triển liên tục đã kéo theo hoạt động quảng cáo ngày càng sôi động và phong phú hơn. Quảng cáo là hoạt động kinh tế nhưng cũng đồng thời là sự sáng tạo văn hóa[4], bởi quảng cáo đã sáng tạo ra một thứ ngôn ngữ đặc trưng của nó, cô đọng nhất – nói được nhiều nhất.

Thông thường, các nước không đưa ra khái niệm chung bao quát toàn bộ hoạt động quảng cáo tồn tại trong xã hội. Xuất phát từ góc độ khác nhau, các nhà nghiên cứu đưa ra những quan niệm đa dạng về quảng cáo. Từ góc độ kinh tế, theo Đại từ điển kinh tế thị trường, quảng cáo là “trình bày để giới thiệu rộng rãi cho nhiều người biết nhằm tranh thủ được nhiều khách hàng”; còn theo tác giả Arrmand Dayan thì: “Có thể coi quảng cáo như là một trong các dạng truyền thông tin trong thương mại. Quảng cáo phải thông báo (về sự hiện diện của hàng hóa, giá cả, kích cỡ...) nhưng trước hết quảng cáo phải là kích thích sự mua sắm bởi đó là chức năng chính yếu của quảng cáo...”[5].
Theo Đại từ điển Black’s Law, quảng cáo được xem xét theo hai khía cạnh[6], đó là: (i) “Hoạt động thu hút sự chú ý của công chúng đến một thứ nào đó để thúc đẩy việc mua bán nó”; (ii) “Hoạt động kinh doanh đưa ra và lưu hành những mẩu quảng cáo (kinh doanh việc thực hiện quảng cáo).
Dưới góc độ pháp luật, theo pháp luật của Liên minh Châu Âu (khoản 1 Điều 2 Nghị quyết của Hội đồng các Bộ trưởng Liên minh Châu Âu số 84/450) thì: “Quảng cáo là bất kỳ sự giới thiệu nào trong quá trình thực hiện các hoạt động kinh tế, thu lợi nhuận nhằm mục đích tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ”.

Luật Quảng cáo của CHND Trung Hoa ngày 27/10/1994 quy định: “Quảng cáo được hiểu là một quảng cáo mang tính thương mại mà người cung cấp hàng hóa, dịch vụ giới thiệu cho hàng hóa dịch vụ của mình, cho dù là trực tiếp hay gián tiếp, thông qua các hình thức thông tin công cộng” (Điều 2).

Ở Hoa Kỳ, hoạt động quảng cáo được điều chỉnh bởi rất nhiều quy định pháp luật của các bang và liên bang. Luật quảng cáo và khuyến mại của Anh, Luật quảng cáo của Singapore,... đều có nội dung quy định các vấn đề liên quan đến quảng cáo thương mại.

Theo pháp luật Việt Nam, khái niệm quảng cáo có sự điều chỉnh, thay đổi thể hiện qua các văn bản pháp luật về quảng cáo trong từng thời kỳ. Pháp luật Việt Nam chia quảng cáo ra làm hai loại: quảng cáo có mục đích sinh lời và quảng cáo không có mục đích sinh lời. Theo Nghị định số 194/CP của Chính phủ ban hành ngày 31/12/1994 về hoạt động quảng cáo trên lãnh thổ Việt Nam[7] thì: “Hoạt động quảng cáo bao gồm việc giới thiệu và thông báo rộng rãi về doanh nghiệp, hàng hóa, dịch vụ, nhãn hiệu hàng hóa, tên gọi, biểu tượng theo nhu cầu hoạt động của các cơ sở sản xuất – kinh doanh – dịch vụ” (Điều 1).

Có thể nhận thấy rằng quy định trên chưa thực sự đầy đủ, chưa đúng bản chất của quảng cáo và chỉ mang tính chất chung chung. Đến Pháp lệnh Quảng cáo năm 2001, chúng ta có khái niệm:“Quảng cáo là giới thiệu đến người tiêu dùng về hoạt động kinh doanh, hàng hóa, dịch vụ, bao gồm dịch vụ có mục đích sinh lời và dịch vụ không có mục đích sinh lời” (Đ4.1[8]).

Khái niệm này được xây dựng với quan điểm: mặc dù những hoạt động quảng cáo không mang tính thương mại, không có mục đích sinh lời nhưng cũng phải được điều chỉnh theo một hành lang pháp lý để đảm bảo tính thống nhất, tính trung thực, tính chính xác, tính văn hóa; góp phần bảo vệ quyền lợi của người quảng cáo cũng như người tiếp nhận quảng cáo...

Về khái niệm quảng cáo thương mại (commerce advertisement) - một loại quảng cáo, được Luật Thương mại 2005 quy định: “Quảng cáo thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân để giới thiệu với khách hàng hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của mình” (Đ.102).

Qua phần trình bày ở trên, ta có thể rút ra 2 kết luận như sau:

(i) Theo pháp luật các nước trên thế giới, quảng cáo không phải là một hoạt động thông tin đơn thuần mà là một hoạt động thông tin mang tính thương mại (phải trả tiền; nội dung là các thông tin thương mại về hàng hóa, dịch vụ và hoạt động kinh doanh; người thực hiện quảng cáo là thương nhân; là hoạt động thương mại, được điều chỉnh bởi các quy định của pháp luật thương mại). Do đó, khái niệm “quảng cáo” được đồng nghĩa với khái niệm “quảng cáo thương mại” và không hình thành khái niệm “quảng cáo phi thương mại”;

(ii) Khái niệm quảng cáo theo pháp luật Việt Nam bao gồm cả “quảng cáo phi thương mại”, do đó được phân biệt với khái niệm “quảng cáo thương mại”.

1.1.2. Quảng cáo so sánh

♦ Sự ra đời

Hình thức quảng cáo so sánh đã xuất hiện ở Mỹ và nhiều quốc gia Tây Âu cách đây nhiều năm[9] với một lịch sử khá dài nhưng nó cũng là một hiện tượng mới và có mối quan hệ cơ bản với Tòa án. Trước năm 1970, quảng cáo so sánh không được sử dụng thường xuyên vì nó được xem như một câu hỏi nội bộ của các đối thủ cạnh tranh với nhau, và nó được cho rằng nguyên tắc của Luật Cạnh tranh phải đưa ra sự bảo vệ tương xứng. Sự so sánh trong các quảng cáo ngày càng thông dụng hơn, được coi như một thói quen hợp pháp của một nền kinh tế thị trường[10]. Các Tòa án của Mỹ đầu tiên nhận ra rằng, quảng cáo so sánh có những hành vi phức tạp, khó khăn và mang nhiều điểm đặc biệt. Trong khi ở Hoa Kỳ quảng cáo so sánh được công nhận là một dạng của quảng cáo thì tại châu Âu lại chia ra làm nhiều quan điểm khác nhau trong những năm 70 của thế kỷ XX. Họ cho rằng, hình thức này chứa nhiều nguy hiểm và sự rủi ro cho người sử dụng. Đạo luật về Thị trường thương mại của Anh năm 1938 cũng chống lại quảng cáo so sánh và không cho phép các đối thủ cạnh tranh sử dụng. Tư tưởng này cũng ảnh hưởng đến Cộng hòa dân chủ Đức trong những năm 80 của thế kỷ XX (biểu hiện ở Đạo luật chống cạnh tranh không lành mạnh năm 1986 của nước này). Qua các thời kỳ phát triển của kinh tế thế giới, các doanh nghiệp ngày càng cạnh tranh khốc liệt với nhau nhằm đạt được lợi nhuận nhiều nhất có thể. Các hình thức xúc tiến thương mại là những hành vi thương mại được thương nhân thực hiện phổ biến để tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội thương mại trong nền kinh tế thị trường[11] trong đó quảng cáo là một cách thức hữu hiệu. Và tất nhiên quảng cáo so sánh là một trong những hình thức mang tính cạnh tranh cao để các doanh nghiệp có thể quảng bá cho sản phẩm của mình một cách tốt nhất. Do đó, quảng cáo so sánh ra đời là một tất yếu trong xu hướng kinh doanh trên thế giới. Việc có nên cho phép quảng cáo so sánh hay không cũng có nhiều quan điểm khác nhau. Nhưng tất cả đều thống nhất rằng, với quảng cáo so sánh nếu không vận dụng cẩn thận sẽ chỉ là nguồn gây ra các mối xung đột, không đem lại lợi ích gì cho người tiêu dùng[12].

♦ Khái niệm quảng cáo so sánh theo pháp luật các nước trên thế giới

Theo Đại từ điển Black’s Law, quảng cáo so sánh được định nghĩa như sau:“Quảng cáo so sánh là quảng cáo mà so sánh một cách đặc biệt nhãn hiệu hàng hóa này với nhãn hiệu hàng hóa khác của cùng một loại sản phẩm”[13].

Dưới góc độ luật pháp, theo một tuyên bố của Ủy ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ (Federal Trade Commission – FTC) thì: “Quảng cáo so sánh được định nghĩa như là quảng cáo mà so sánh những nhãn hiệu hàng hóa khác theo những thuộc tính khách quan có thể kiểm chứng hoặc giá cả và là sự làm nhận ra nhãn hiệu hàng hóa khác bởi tên, minh họa bằng hình ảnh hoặc thông tin riêng biệt khác”[14].

Tại Liên minh Châu Âu, các nhà lập pháp nhận thấy rằng, có sự hiểu khác nhau về khái niệm quảng cáo so sánh trong pháp luật của các nước thành viên nên việc định nghĩa khái niệm này là cần thiết, vì mục tiêu hài hòa pháp luật[15], nên đã đưa ra một định nghĩa: “Quảng cáo so sánh là mọi quảng cáo làm nhận ra một cách trực tiếp hoặc gián tiếp một doanh nghiệp cạnh tranh hoặc các sản phẩm hoặc các dịch vụ mà một doanh nghiệp cạnh tranh cung ứng"[16].

Theo định nghĩa này, quảng cáo so sánh là quảng cáo làm cho các chủ thể mà nó hướng tới nhận ra đối tượng được so sánh với đối tượng được quảng cáo. Chủ thể mà quảng cáo nhằm tới không chỉ là người tiêu dùng, mà còn có thể là các doanh nghiệp có nhu cầu hợp tác hoặc nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ được quảng cáo. Đối tượng được so sánh với đối tượng được quảng cáo có thể là một doanh nghiệp cạnh tranh, chẳng hạn trong một quảng cáo về doanh nghiệp; hoặc một sản phẩm, dịch vụ trong quảng cáo về sản phẩm, dịch vụ... Tuy nhiên, khái niệm này không chỉ rõ hơn thế nào là sự “làm nhận ra một cách trực tiếp” và sự “làm nhận ra một cách gián tiếp”. Đối với mục đích quy định thì điều đó cũng không cần thiết, bởi vì các nhà làm luật không phân biệt hậu quả pháp lý của cách thức mà người quảng cáo sử dụng để đi đến cùng một kết quả là chủ thể mà quảng cáo nhằm tới nhận ra một doanh nghiệp cạnh tranh hay các sản phẩm hoặc dịch vụ mà một doanh nghiệp cạnh tranh cung ứng[17]. Do đó, pháp luật Liên minh châu Âu chỉ sử dụng một khái niệm duy nhất là “quảng cáo so sánh” (Comparative advertising).

Luật Quảng cáo năm 2001 của Cộng hòa Lithuania cũng sử dụng định nghĩa tương tự như định nghĩa của Liên minh châu Âu (Đ2.5). Luật Quảng cáo của Cộng hòa Uzbekistan năm 1998 định nghĩa như sau: “Quảng cáo so sánh là một sự giải thích trực tiếp hay gián tiếp một đối thủ hay hàng hóa cùng loại bởi đối thủ cạnh tranh” (Điều 15). Bên cạnh đó, Luật quảng cáo của Trung Quốc năm 1995, của Cộng hòa Latvia năm 2001, Luật chống cạnh tranh không lành mạnh của Trung Quốc năm 1993 hay của Đức năm 2004 cũng không nêu ra khái niệm quảng cáo so sánh mà chỉ đưa ra những vấn đề chung, những dấu hiệu cơ bản và những hình thức xử lý đối với những vi phạm về cạnh tranh không lành mạnh.

♦ Khái niệm quảng cáo so sánh theo pháp luật Việt Nam

Hiện nay, ở Việt Nam chưa xây dựng khái niệm quảng cáo so sánh. Trước Luật Cạnh tranh (2004), quảng cáo so sánh được đề cập đến trong Luật Thương mại (1997) tại Đ192.2. Nhưng cả Luật Thương mại năm 1997 và 2005; Luật Cạnh tranh (2004) hay Pháp lệnh Quảng cáo năm 2001; Nghị định hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này đều không định nghĩa quảng cáo so sánh, nghĩa là không nêu các yếu tố cấu thành để xác định như thế nào là quảng cáo so sánh. Thông thường, trong trường hợp đó ta được phép suy luận rằng, nhà làm luật sử dụng khái niệm này theo cách hiểu thông dụng, phổ biến. Nhưng thực sự tại Việt Nam chưa có cách hiểu thông dụng và phổ biến đó, số đông người sẽ tự hỏi tại sao một dòng chữ quảng cáo “có giá tốt nhất tại Việt Nam” lại bị cấm. Ở một mức độ khái quát, ta có thể hiểu quảng cáo so sánh là hành vi luôn quảng cáo cho sản phẩm của mình có nhiều ưu thế hơn sản phẩm của đối thủ cạnh tranh khác về cùng loại[18]. Luật Cạnh tranh (2004) trong quá trình xây dựng dường như đã quá tập trung cho lĩnh vực hạn chế cạnh tranh mà chưa quan tâm đúng mức đến pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh. Đây cũng là một nguyên do để dẫn đến luật này chưa xây dựng khái niệm quảng cáo so sánh mà đơn thuần chỉ cấm quảng cáo so sánh trực tiếp[19]. Có nhiều hình thức so sánh được các chủ thể quảng cáo sử dụng với mục tiêu cạnh tranh lẫn nhau: quảng cáo so sánh một đối một; quảng cáo so sánh một nhãn hàng của chủ quảng cáo với nghĩa tốt nhất; quảng cáo so sánh mập mờ[20]...

1.2. PHÂN LOẠI QUẢNG CÁO SO SÁNH

Quảng cáo so sánh là một hình thức đặc biệt nên có nhiều tiêu chí để phân loại: (1) dựa trên mức độ so sánh; (2) dựa trên nội dung so sánh; (3) dựa trên phương pháp so sánh. Cụ thể các cách phân loại này như sau:

1.2.1. Dựa trên mức độ so sánh của quảng cáo so sánh

Mức độ so sánh ngoài vai trò là cơ sở phân chia các loại của hình thức quảng cáo so sánh còn thể hiện bản chất vốn có của hình thức quảng cáo này, đó là so sánh để cạnh tranh bằng những mức độ khác nhau trong những trường hợp khác nhau. Lý luận cạnh tranh phân chia hành vi quảng cáo so sánh với nhiều mức độ khác nhau[21], cụ thể là:

(1) Quảng cáo so sánh bằng là hình thức so sánh mang tính dựa dẫm bằng việc cho rằng sản phẩm của mình có chất lượng, có cung cách phục vụ hoặc tính năng giống như sản phẩm cùng loại của doanh nghiệp khác;

(2) Quảng cáo so sánh hơn là hình thức quảng cáo cho rằng sản phẩm của người quảng cáo có chất lượng tốt hơn, cung cách phục vụ, hình thức… tốt hơn sản phẩm của doanh nghiệp khác;

(3) Quảng cáo so sánh nhất là hình thức quảng cáo khẳng định vị trí số một của sản phẩm của mình trên thị trường bằng cách cho rằng chất lượng, mẫu mã, phương thức cung ứng… của mình là tốt nhất hoặc khẳng định rằng không có bất cứ sản phẩm cùng loại nào trên thị trường có được những tiêu chuẩn nói trên như sản phẩm của mình.

Tùy từng mức độ so sánh và tính chất trung thực của thông tin mà khả năng xâm hại cho đối thủ và cho khách hàng sẽ là khác nhau.

1.2.2. Dựa trên nội dung so sánh trong quảng cáo so sánh

Theo tiêu chí này, có hai dạng quảng cáo so sánh có thể đề cập là quảng cáo so sánh các đặc tính cơ bản và quảng cáo so sánh giá.

(1) Quảng cáo so sánh các đặc tính cơ bản: Các đặc tính cơ bản ở đây bao gồm chất lượng, mẫu mã, dịch vụ, công dụng. Ngày nay, các đặc tính được mở rộng bao gồm cả “hoạt động sản xuất, kinh doanh”.

(2) Quảng cáo so sánh giá: Giá cả vừa là đặc tính cơ bản vừa là đặc tính đặc biệt của hàng hóa/dịch vụ. Đối với loại quảng cáo so sánh này, dựa trên mục đích, nội dung cụ thể thì quảng cáo so sánh giá có thể là “quảng cáo so sánh hàng hóa/dịch vụ” (sản phẩm đưa ra là như nhau về giá nhưng khác nhau về các đặc tính cơ bản khác) hoặc là “quảng cáo so sánh giá của hàng hóa/dịch vụ” (sản phẩm được đem ra so sánh với nhau là như nhau về các đặc điểm khác nhưng giá khác nhau).

1.2.3. Dựa trên phương pháp so sánh trong quảng cáo so sánh

Phương pháp so sánh ở đây được hiểu là cách thức mà người thực hiện quảng cáo sử dụng để người tiêu dùng nhận ra sản phẩm của mình và của đối thủ cạnh tranh bằng phương tiện “so sánh”. Với tiêu chí này, quảng cáo so sánh được phân ra thành hai loại:

(1) Quảng cáo so sánh trực tiếp. Trong loại quảng cáo này, quảng cáo so sánh được phân ra làm hai dạng nhỏ hơn là: (i) quảng cáo so sánh có phương pháp so sánh trực tiếp (người quảng cáo làm cho người tiêu dùng nhận ra một cách trực tiếp các sản phẩm các sản phẩm hay doanh nghiệp nào được đưa ra so sánh bằng cách điểm mặt, chỉ tên). Ví dụ, quảng cáo so sánh trực tiếp chất lượng của nước xả vải A và nước xả vải B; (ii) quảng cáo so sánh có nội dung so sánh trực tiếp (những thông tin được đưa ra làm cho khách hàng có khả năng xác nhận được loại sản phẩm, nhóm doanh nghiệp bị so sánh mà không phải gọi tên các doanh nghiệp cụ thể nào, ở đây thể hiện thông dụng nhất ở hình thức quảng cáo so sánh nhất). Ví dụ, so sánh công dụng của đệm lò xo C đối với các sản phẩm đệm mút khác;…

(2) Quảng cáo so sánh gián tiếp. Có thể hiểu một cách khái quát, quảng cáo so sánh gián tiếp là quảng cáo làm cho người tiêu dùng nhận ra một cách gián tiếp, thông qua suy luận các sản phẩm/doanh nghiệp nào được đưa ra so sánh. Ví dụ, so sánh chất lượng của bột giặt A với chất lượng của bột giặt thường khác,…

Tuy nhiên, chúng ta có thể nhận thấy rằng không có một ranh giới rành mạch nào giữa so sánh trực tiếp với so sánh gián tiếp nên sự phân loại ở trên chỉ có tính chất tương đối. Hơn nữa, không xét về phương pháp hay nội dung thì dùng phương pháp so sánh trực tiếp hay gián tiếp thì cuối cùng nội dung quảng cáo người tiêu dùng lĩnh hội được, mục đích, tác động, ảnh hưởng đến đối thủ cạnh tranh cũng đều như nhau[22].

1.3. BẢN CHẤT SO SÁNH VÀ BẢN CHẤT CẠNH TRANH CỦA QUẢNG CÁO SO SÁNH

1.3.1. Về bản chất so sánh và bản chất cạnh tranh cơ bản của quảng cáo so sánh

Có thể nhận thấy rằng, không phải bất cứ mẩu quảng cáo nào có thông tin, có sự so sánh với một doanh nghiệp hay hàng hóa, dịch vụ khác cũng đều trở thành quảng cáo so sánh. Mẫu quảng cáo đó phải có nội dung thông tin khẳng định bản chất so sánh và bản chất cạnh tranh của hoạt động quảng cáo thì mới được xem là quảng cáo so sánh. Bản chất này được thể hiện dưới hai khía cạnh sau đây:

(i) Sản phẩm được quảng cáo và sản phẩm bị so sánh phải là sản phẩm cùng loại. Lý luận về cạnh tranh đã chỉ rõ rằng các sản phẩm chỉ có thể được coi là cạnh tranh với nhau khi chúng cùng loại và các thông tin trong quảng cáo khi nói đến hai sản phẩm cùng loại của hai doanh nghiệp khác nhau thì mới là so sánh. Ngược lại, một sản phẩm quảng cáo đưa ra những thông tin nói về hai loại hàng hóa, dịch vụ không cùng loại thì hành vi ấy được kinh tế học coi là quảng cáo liên kết chứ không phải là so sánh. Ví dụ, quảng cáo về sản phẩm bột giặt OMO có sử dụng nước xả vải hương Downy…

(ii) Sản phẩm bị so sánh phải là sản phẩm do doanh nghiệp khác sản xuất hoặc kinh doanh. Nếu nội dung quảng cáo so sánh các sản phẩm cùng loại do doanh nghiệp thực hiện việc quảng cáo kinh doanh như: so sánh sản phẩm mới và sản phẩm trước đây để cho khách hàng thấy được tính năng của sản phẩm mới thì việc quảng cáo đó không coi là quảng cáo so sánh.

1.3.2. Bản chất cạnh tranh không lành mạnh của quảng cáo so sánh

Từ trước đến nay, trong giới chuyên môn luôn tồn tại hai quan điểm song song về bản chất cạnh tranh không lành mạnh của quảng cáo so sánh như sau:

Quan điểm thứ nhất cho rằng một quảng cáo so sánh cho dù có trung thực, khách quan và đúng đắn (chưa kể đến những quảng cáo so sánh không trung thực, sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi…) đến mức độ nào đi nữa cũng là một hành vi cạnh tranh không lành mạnh và cần được ngăn cấm bởi pháp luật cạnh tranh. Quan điểm này xuất phát từ hai lý do sau đây[23]:

(i) Sự so sánh đã đi ngược lại với bản chất của quảng cáo lành mạnh. Kinh tế học và pháp luật về quảng cáo đều khẳng định quảng cáo là việc doanh nghiệp giới thiệu về sản phẩm để xúc tiến việc tiêu thụ sản phẩm. Những thông tin đưa ra cho khách hàng trong sản phẩm quảng cáo phải là những thông tin về hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp thực hiện quảng cáo. Mọi hành vi dùng thông tin về sản phẩm cùng loại của người khác để tạo ấn tượng hoặc để đề cao sản phẩm của mình đều đi ngược lại bản chất của quảng cáo.

(ii) Sự so sánh thể hiện tính chất hoặc mong muốn dựa dẫm vào sản phẩm của của người khác, nhất là những sản phẩm nổi tiếng. Ví dụ, quảng cáo cho rằng sản phẩm được quảng cáo có chất lượng không thua gì một sản phẩm quen thuộc đối với người tiêu dùng hoặc một sản phẩm rất nổi tiếng trên thị trường. Bên cạnh đó, quảng cáo so sánh còn có thể nhằm đến mục tiêu hạ thấp uy tín của sản phẩm cùng loại của doanh nghiệp khác trên thị trường liên quan hòng đề cao vị thế của mình.
Quan điểm thứ hai cho rằng chỉ nên xem những quảng cáo so sánh gian dối, không khách quan, không kiểm chứng được,… là quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh, bởi những quảng cáo này đã đi ngược lại những nguyên tắc của pháp luật cạnh tranh. Bản chất cạnh tranh không lành mạnh ở đây nên được hiểu là việc sử dụng quảng cáo so sánh theo cách thức trái với quy định của pháp luật, cạnh tranh “không lành mạnh”, “không công bằng” bằng những thủ thuật “đen”. Như vậy, quan điểm này dựa trên nội dung của phương thức thực hiện hành vi chứ không dựa trên quan điểm về “sự so sánh” trong quảng cáo như quan điểm thứ nhất[24].

Tác giả khóa luận ủng hộ quan điểm thứ hai bởi các lý do sau đây:

(i) Cần có sự nhận thức lại mối quan hệ giữa kinh tế học và pháp luật thương mại, pháp luật cạnh tranh (nói cách khác là mối quan hệ giữa kinh tế và luật pháp). Đối với quan điểm thứ nhất, tác giả cho rằng với mục đích chính của quảng cáo là xúc tiến việc tiêu thụ sản phẩm không có nghĩa là thông tin đưa ra cho khách hàng trong sản phẩm quảng cáo chỉ có thể là những thông tin về hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp thực hiện quảng cáo. Mục đích và chức năng thiết yếu của quảng cáo là thúc đẩy việc mua bán hàng hóa, dịch vụ nhưng có thể được thể hiện dưới những hình thức quảng cáo khác nhau và quảng cáo so sánh không phải là ngoại lệ. Hơn nữa, nếu khẳng định một quảng cáo chỉ nên nói về sản phẩm của bản thân mình thì đôi khi lại làm giảm đi sự phong phú cần có trong hoạt động này.

(ii) Quảng cáo so sánh có những chức năng và vai trò nhất định (sẽ được phân tích ở phần tiếp theo dưới đây) đối với nền kinh tế, pháp luật thương mại và nhất là pháp luật cạnh tranh. Bởi thế, không nên cho rằng tất cả quảng cáo so sánh đều mang bản chất cạnh tranh không lành mạnh. Chúng ta cần đề cập đến những mặt tích cực của hình thức quảng cáo này để nhận thức được một điều: để đánh giá bản chất cạnh tranh không lành mạnh của hình thức quảng cáo so sánh nên dựa vào nội dung phương thức sử dụng hành vi (trung thực hay giả dối, khách quan hay không khách quan…) chứ không phải chỉ đi từ việc đánh giá việc sử dụng “sự so sánh” trong hành vi này.

1.4. VAI TRÒ VÀ CHỨC NĂNG CỦA QUẢNG CÁO SO SÁNH (FUNCTIONS OF COMPARATIVE ADVERTISING)

Có thể nhận thấy rằng, tuy quảng cáo so sánh là một hành vi nhỏ trong hệ thống pháp luật nhưng lại mang những điểm đặc biệt trong hoạt động kinh tế. Điều đó được thể hiện qua những vai trò và chức năng của hành vi quảng cáo so sánh như sau:

Thứ nhất, quảng cáo so sánh cho phép thương nhân chứng minh một cách khách quan sự xứng đáng của sản phẩm mà họ có. Sự khách quan ở đây được thể hiện ở chỗ thông qua sự so sánh với một hay nhiều sản phẩm khác cùng loại, người tiêu dùng sẽ thấy được những ưu điểm nổi trội của sản phẩm để "xứng đáng" được người tiêu dùng lựa chọn sử dụng. Các thương nhân đã chứng minh được rằng, sản phẩm của họ hơn sản phẩm khác cùng loại ở một số điểm nổi bật nào đó và chính những điểm nổi bật này giúp cho sản phẩm của họ có vị trí xứng đáng trong lòng người tiêu dùng.

Thứ hai, quảng cáo so sánh phát triển chất lượng của những thông tin có giá trị đến người tiêu dùng. Với ưu thế này, quảng cáo so sánh cho phép người tiêu dùng có những cơ sở chắc chắn và những quyết định thể hiện sự hiểu biết, thiết lập sự lựa chọn giữa các sản phẩm/dịch vụ cạnh tranh với nhau bởi các thương nhân đã chứng minh được sự nổi trội của sản phẩm được quảng cáo. Dựa vào những thông tin cơ bản, người tiêu dùng có thể có sự hiểu biết và kéo theo những sự lựa chọn có hiệu quả. Nói một cách khác, quảng cáo so sánh vừa tạo ra một hệ thống thông tin phong phú và đặc sắc cho người tiêu dùng vừa góp phần làm nên những "nhà tiêu dùng thông thái" trong nền kinh tế thị trường.

Thứ ba, quảng cáo so sánh phát huy chức năng của cạnh tranh trong nền kinh tế. Một quảng cáo so sánh hướng đến những thông tin khách quan và đúng sự thật cho người tiêu dùng, đẩy mạnh việc hướng tới sự trong sạch của thị trường, phát huy chức năng của cạnh tranh. quảng cáo so sánh có thể kích thích sự cạnh tranh giữa nhà cung cấp hàng hóa/dịch vụ với lợi thế của người tiêu dùng. Một điều không thể phủ nhận rằng quảng cáo so sánh đã “khuyến khích sự cạnh tranh giữa các nhà cung ứng hàng hóa và dịch vụ vì lợi ích của người tiêu dùng”[25], nâng cao chất lượng thị trường lên rất nhiều so với các hình thức xúc tiến thương mại khác. Trong bối cảnh của sự đa dạng về hàng hóa và dịch vụ trong thị trường chung thì “quảng cáo so sánh có thể là một phương tiện hợp pháp nhằm thông tin cho người tiêu dùng về các ưu thế của hàng hóa và dịch vụ, nếu nó so sánh các đặc tính căn bản, liên quan, có thể kiểm chứng và tiêu biểu, không gây nhầm lẫn”[26]. Do vậy, người tiêu dùng sẽ được lợi hơn cả vì ngày càng có nhiều sự lựa chọn có chất lượng hơn. Và cũng thông qua sự thúc đẩy cạnh tranh của quảng cáo so sánh, quyền lợi của người tiêu dùng sẽ ngày càng được bảo vệ tốt hơn, nâng cao chất lượng quản lý hoạt động bảo vệ người tiêu dùng hơn nữa.

Thứ tư, quảng cáo so sánh góp phần thúc đẩy tốc độ phát triển của thương mại và môi trường kinh doanh. Tốc độ phát triển của thương mại cần được bảo vệ bởi nó là cốt lõi của một nền kinh tế thị trường và là chuẩn mực của một "sự phát triển". Thông qua quảng cáo so sánh, tốc độ phát triển của thương mại đã được thúc đẩy bằng những tác động rất hữu hiệu diễn ra trong một môi trường có sự ganh đua quyết liệt giữa các thương nhân với nhau. Và do đó, sự đào thải sẽ làm môi trường kinh doanh phát triển lành mạnh hơn.

Thứ năm, quảng cáo so sánh góp phần củng cố và phát triển chính sách cạnh tranh của một quốc gia. Chính sách cạnh tranh của mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ mang những nét khác nhau do điều kiện kinh tế - xã hội và đặc điểm của hệ thống pháp luật quốc gia đó quy định. Tuy nhiên, do tính hệ thống và chuẩn mực của pháp luật nên về cơ bản, chính sách cạnh tranh của các quốc gia trên thế giới cũng mang những đặc điểm chung nhất định, đó là:

(i) Đều có những định hướng, biện pháp cho sự phát triển trong quan hệ hợp tác quốc tế về cạnh tranh và phát triển; về đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho việc quản lý và điều tiết cạnh tranh của quốc gia;

(ii) Đều hướng đến một sự cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh và tự do trong khuôn khổ pháp luật cho các thành phần kinh tế của quốc gia;

(iii) Chính sách cạnh tranh của các quốc gia cũng đề ra những biện pháp để nâng cao tính "ganh đua", "cạnh tranh" giữa các thương nhân để góp phần thúc đẩy cạnh tranh và xa hơn nữa là đem lại sự phát triển cho tốc độ thương mại và nền kinh tế. Không có cạnh tranh sẽ không có phát triển; xã hội và kinh tế sẽ giậm chân tại chỗ và lùi lại so với lịch sử.

Chính những điểm trên của chính sách cạnh tranh đã làm sáng tỏ được vai trò của quảng cáo so sánh. Cụ thể, quảng cáo so sánh trở thành một trong những phương thức thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các hàng hóa/dịch vụ cùng loại với nhau của các thương nhân để từ đó tạo nên sự phát triển trong cả nền kinh tế, dịch vụ hàng hoá. Tất cả mọi kết quả đều phải đi từ phạm vi hẹp đến phạm vi rộng mới có cơ sở chắc chắn để phát triển và đó cũng là quy luật phát triển chung. Quảng cáo so sánh vì thế, đã củng cố và phát triển chính sách cạnh tranh của quốc gia.

1.5. NHỮNG ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC PHÁT SINH TỪ QUẢNG CÁO SO SÁNH

Trong quá trình phát triển của quảng cáo so sánh trên phương diện kinh tế cũng như pháp luật, bên cạnh những vai trò và chức năng quan trọng trên thì quảng cáo so sánh cũng gây ra một số ảnh hưởng tiêu cực có thể đề cập như sau:

Thứ nhất, quảng cáo so sánh gây ra những bất lợi cho thương nhân hoặc hàng hoá/dịch vụ của thương nhân được so sánh. Ảnh hưởng này tại đây được xem xét dưới góc độ những quảng cáo so sánh trung thực, không vi phạm pháp luật. Những bất lợi đó là: số lượng tiêu thụ ít hơn, doanh thu giảm, mất dần khách hàng... Chúng ta có thể nhận thấy đây là một điều khách quan của hoạt động kinh doanh. Trong một cuộc đua luôn có kẻ mạnh, người yếu và những ai biết nắm biết cơ hội, biết tận dụng và phát huy những ưu thế của bản thân sẽ chiến thắng. Ngược lại, người thua cuộc phải chịu những bất lợi nhất định cho bản thân. Tuy nhiên, quảng cáo so sánh sẽ trở thành mối hiểm họa thực sự với những hậu quả không thể khắc phục cho các thương nhân có hàng hoá/dịch vụ được so sánh nếu như thương nhân đó không tiếp tục tìm tòi nâng cao chất lượng sản phẩm, mẫu mã,... của mình. Nói một cách khác, quảng cáo so sánh chỉ gây ra bất lợi thực sự khi một thương nhân không biết cách "giành lại ưu thế trên thị trường" bằng những sản phẩm "hoàn hảo" về chất lượng, mẫu mã; "ưu đãi" về giá thành cho người tiêu dùng... Khi đó, thương nhân đó đã tự đào thải mình ra khỏi một cuộc chơi với sự cạnh tranh khốc liệt.

Thứ hai, các thương nhân lợi dụng quảng cáo so sánh để quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh. Những biểu hiện của hành vi này có thể đề cập đến như: quảng cáo so sánh sai sự thật, gây nhầm lẫn, không khách quan,... Các thương nhân đã lợi dụng những ưu thế và hiệu quả có được từ quảng cáo so sánh để phục vụ cho mục đích kinh doanh kiếm lời bất chấp pháp luật. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh này có thể gây ra những tiêu cực như: ảnh hưởng đến chất lượng thông tin và quyền lợi của người tiêu dùng, gây ra bất lợi cho hàng hoá/dịch vụ khác vì thông tin trong quảng cáo là sai sự thật, khiến cho môi trường quảng cáo trở nên không lành mạnh,...

Trước khi có Luật Cạnh tranh (2004), các quảng cáo so sánh xuất hiện rất nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng với mức độ dày đặc. Khó có biện pháp để kiểm tra được đâu là quảng cáo so sánh đúng sự thật, đâu là quảng cáo so sánh sai sự thật. Sau khi Luật Cạnh tranh ra đời thì số lượng quảng cáo so sánh ở Việt Nam giảm dần nhưng ngày càng xuất hiện những "mánh khoé" tinh vi hơn trong hoạt động quảng cáo này. Quảng cáo so sánh có những ưu thế đặc biệt nhưng trong trường hợp bị lạm dụng và làm bóp méo cạnh tranh như trên thì đã làm mất đi bản chất vốn có, tạo nên một môi trường quảng cáo không lành mạnh và vi phạm nghiêm trọng những nguyên tắc của pháp luật cạnh tranh. Tuy nhiên, đây là một ảnh hưởng tiêu cực có tính khách quan của quảng cáo so sánh. Nguyên do của ảnh hưởng tiêu cực này xuất phát một cách chủ quan từ mục tiêu lợi nhuận trong kinh doanh của các thương nhân luôn luôn được đặt lên hàng đầu đã làm phát sinh những hành vi vi phạm pháp luật và đạo đức kinh doanh. Ở góc độ lý luận, đây cũng chính là mặt trái của nền kinh tế thị trường. Do đó, quảng cáo so sánh chỉ bị lợi dụng chứ bản chất không phải là một hành vi gây ra những tiêu cực trực tiếp cho môi trường quảng cáo nói riêng và môi trường kinh doanh nói chung.

Nói tóm lại, qua nghiên cứu chương 1 của khoá luận, chúng ta có thể rút ra một số kết luận như sau:

(i) Quảng cáo so sánh là một hình thức quảng cáo đặc biệt với nhiều đặc trưng của nền kinh tế thị trường, là một dạng của quảng cáo thương mại theo hầu hết pháp luật các nước trên thế giới;

(ii) Có thể hiểu một cách khái quát nhất quảng cáo so sánh là việc các doanh nghiệp trong quá trình quảng cáo đã đưa ra những thông tin có nội dung so sánh với sản phẩm cùng loại của doanh nghiệp khác. Theo pháp luật của Liên minh Châu Âu và các nước, khu vực khác, quảng cáo so sánh là làm nhận ra một cách trực tiếp hay gián tiếp một doanh nghiệp cạnh tranh hay hàng hoá/dịch vụ của doanh nghiệp cạnh tranh cung ứng. Tại Việt Nam chưa xây dựng khái niệm quảng cáo so sánh;

(iii) Có nhiều tiêu chí để phân loại quảng cáo so sánh, đó là: mức độ so sánh (quảng cáo so sánh bằng, quảng cáo so sánh hơn, quảng cáo so sánh nhất); nội dung so sánh (quảng cáo so sánh các đặc tính cơ bản, quảng cáo so sánh giá); phương pháp so sánh (quảng cáo so sánh trực tiếp, quảng cáo so sánh gián tiếp). Nhìn chung, không nên tuyệt đối hóa những phân loại này, nhất là phương pháp so sánh;

(iv) Một quảng cáo muốn trở thành quảng cáo so sánh phải đáp ứng được bản chất so sánh và bản chất cạnh tranh. Bên cạnh đó, cần có sự nhận thức lại về bản chất cạnh tranh không lành mạnh của hình thức quảng cáo so sánh, cụm từ “pháp luật chống hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong quảng cáo so sánh” cần được hiểu là chống lại những biểu hiện tiêu cực trong hoạt động quảng cáo so sánh của các thương nhân;

(v) Sự xuất hiện của quảng cáo so sánh trong lịch sử đã mang lại một phương thức xúc tiến thương mại, mua bán hàng hoá mới với những vai trò và chức năng: cho phép thương nhân chứng minh một cách khách quan sự xứng đáng của sản phẩm mà họ có, phát triển chất lượng của những thông tin có giá trị đến người tiêu dùng, phát huy chức năng của cạnh tranh trong nền kinh tế, góp phần thúc đẩy tốc độ phát triển của thương mại và môi trường kinh doanh, góp phần củng cố và phát triển chính sách cạnh tranh của một quốc gia. Bên cạnh đó, quảng cáo so sánh cũng gây ra những hậu quả, những ảnh hưởng tiêu cực nhất định bởi nó là một hành vi thương mại, không thể tránh khỏi "mặt trái của thị trường", đó là: gây ra những bất lợi cho thương nhân hoặc hàng hoá/dịch vụ của thương nhân được so sánh, các thương nhân lợi dụng quảng cáo so sánh để quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh.

[1] Quảng cáo xưa và nay, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 296, tháng 01/2003, tr.6
[2] Otto Kleppner’s, Advertising procedure, Hà Nội, 1986, trang 64.
[3] Ths. Nguyễn Thị Dung, Khái niệm “quảng cáo” trong pháp luật Việt Nam và ảnh hưởng của nó đến việc hoàn thiện pháp luật về quảng cáo, Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 12/2005, trang 33.
[4] Hà Thu Trang, Pháp luật quảng cáo ở Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn Thạc sĩ luật học, ĐH Luật Hà Nội, 2004, trang 9.
[5] Arrmand Dayan, Nghệ thuật quảng cáo, NXB. Thế giới, năm 2002, trang 6.
[6] Black’s Law Dictionary, Eighth Edition, Bryan A.Garner, Editer in Chief, Thomson West, page 59.
[7] Nghị định này hiện nay đã hết hiệu lực
[8] Từ đây cách trình bày văn bản này có nghĩa là Khoản 1 – Điều 4 Pháp lệnh Quảng cáo năm 2001.
[9] PGS.TS. Nguyễn Bá Diến, Pháp Luật về chống quảng cáo không trung thực ở Việt Nam và một số nước trên thế giới, Tạp chí Nhà nước và Pháp Luật số 10/1997, trang 34.
[10] Prof. Peter Miskolczi – Bodnar, Definition of Comparative Advertising, European Integration Studies, Miskolc, Volume 3. Number 1. (2004), page 27.
[11] Ths. Nguyễn Thị Dung, Kinh nghiệm quốc tế về điều chỉnh Pháp luật đối với hoạt động xúc tiến thương mại và một số yêu cầu đặt ra đối với Việt Nam, Tạp chí Luật học số 09/2006, trang 3.
[12] Arrmand Dayan, Nghệ thuật quảng cáo, NXB. Thế giới, năm 2002, trang 58.
[13] Black’s Law Dictionary, đd, page 59.
[14] Statement of Policy Regarding Comparative Advertising, Federal Trade Commission, Washington, D.C., August 13, 1979.
[15] TS. Phan Huy Hồng, Quảng cáo so sánh trong pháp luật cạnh tranh – một nghiên cứu so sánh luật, Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 01/2007, trang 44.
[16] “Comparative advertising” means any advertising which explicitly or by implication identifies a competitor or goods or services offered by a competitor (Khoản 2a - Điều 2 - Chỉ thị số 84/450/EEC).
[17] TS. Phan Huy Hồng, Quảng cáo so sánh trong pháp luật cạnh tranh – một nghiên cứu so sánh luật, đd, trang 44.
[18] Hà Thu Trang, Pháp luật quảng cáo ở Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn, đd, trang 27.
[19] Trong quá trình soạn thảo Luật Cạnh tranh, các nhà làm luật đã có sự thay đổi quan điểm: trong khi cho đến Dự thảo 14 QCSS còn bị cấm thì đến Dự thảo 15 và cuối cùng là Luật Cạnh tranh chỉ còn cấm QCSS trực tiếp (xem thêm khoản 1 Điều 45 Luật Cạnh tranh 2004).
[20] Arrmand Dayan, Nghệ thuật quảng cáo, NXB. Thế giới, năm 2002, trang 365.
[21] Lê Danh Vĩnh, Hoàng Xuân Bắc, Nguyễn Ngọc Sơn, Pháp luật Cạnh tranh tại Việt Nam (Sách tham khảo), NXB. Tư pháp, Hà Nội, 2006, tr.365.
[22] Nguyễn Thị Trâm, Áp dụng các quy định của Luật Cạnh tranh về Quảng cáo so sánh và một số vấn đề phát sinh trong thực tiễn, Tạp chí Kiểm sát, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, số 9, tháng 05/2007, trang 48.
[23] TS. Lê Danh Vĩnh, Hoàng Xuân Bắc, ThS. Nguyễn Ngọc Sơn, Pháp luật Cạnh tranh tại Việt Nam (Sách tham khảo), NXB. Tư pháp, 2006, trang 170-171
[24] Prof. Peter Miskolczi – Bodnar, Definition of Comparative Advertising, European Integration Studies, Miskolc, Volume 3. Number 1. (2004), page 30.
[25] 16th Recital of Directive 97/55/EC: “...comparative advertising can also stimulate competition between supplies of goods and services to the consumer’s advantage”.
[26] 5th Recital of Directive 97/55/EC: “...comparative advertising, when it compares material, relevant, verifiable and representative features and is not misleading, may be a legitimate means of informing consumers of their advantage”.

TẠI SAO PHẢI CÓ CHÍNH SÁCH CẠNH TRANH - ĐẶC BIỆT ĐỐI VỚI NHỮNG NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN?

Tư liệu dịch: Kinh tế và thương mại

CHÍNH SÁCH CẠNH TRANH VÀ CHỐNG ÐỘC QUYỀN QUỐC TẾ
Tạp chí Ðiện tử của Bộ Ngoại giao Mỹ, tháng 2/1999

Bài của Russell Pittman, Trưởng phòng Chính sách Cạnh tranh (Vụ Chống Ðộc quyền, Bộ Tư pháp Mỹ)

Trong một số bối cảnh, sức mạnh của thị trường không bảo vệ được sự cạnh tranh trong kinh doanh và lợi ích mà sự cạnh tranh đó đem lại cho người tiêu dùng, đó là phát biểu của Russell Pittman, Trưởng phòng Chính sách cạnh tranh của Bộ Tư pháp. Ông nói những bối cảnh như vậy rất phổ biến ở các nước đang phát triển, nơi các doanh nghiệp trước kia là của nhà nước thường khống chế một nền công nghiệp và các nhà quản lý ở các khu vực đã được tư nhân hoá thường thích hợp tác hơn là cạnh tranh. Ông cho rằng các chính sách cạnh tranh và chống độc quyền cần phải là một bộ phận của cơ sở hạ tầng pháp lý ở tất cả mọi nền kinh tế thị trường. Quan điểm nêu trong bài này không nhất thiết là quan điểm của Bộ Tư pháp Mỹ.

Cạnh tranh là sức mạnh mà hầu hết các nền kinh tế thị trường tự do dựa vào để đảm bảo rằng các doanh nghiệp thoả mãn được các nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng. Khi có cạnh tranh, không một chính phủ nào cần phải quy định các doanh nghiệp sản xuất mặt hàng gì với số lượng, chất lượng và giá cả thế nào. Cạnh tranh trực tiếp quy định những vấn đề đó với các doanh nghiệp.

Cạnh tranh là gì? Toàn bộ ý nghĩa của khái niệm này là người mua được quyền chọn lựa. Tất nhiên những người mua này có thể là các doanh nghiệp khác hoặc các cá nhân người tiêu dùng. Dù là một nhà máy lọc dầu mua dầu thô, một dây chuyền các trạm xăng mua xăng hay một cá nhân người lái xe muốn đổ đầy bình xăng của mình, nếu họ được chọn lựa trong số các nhà cung cấp khác nhau thì họ sẽ có nhiều khả năng mua được những sản phẩm chất lượng cao với giá cả hợp lý hơn.

Cạnh tranh hoạt động như thế nào? Khái niệm này thực sự khá đơn giản. Chúng ta bắt đầu bằng hai quan sát:

Các doanh nghiệp muốn làm ra tiền

Người tiêu dùng có tiền và muốn tiêu tiền để thoả mãn nhu cầu và mong muốn của mình.

Chúng ta thêm vào ba chính sách cơ bản của chính phủ:

Các quy định về an toàn và sức khoẻ

Bảo vệ chống cạnh tranh không công bằng, lừa dối hoặc thiếu đạo đức, để người mua được biết thực sự họ đang mua cái gì.

Bảo vệ chống các hoạt động độc quyền - ví dụ như các thoả thuận giữa các đối thủ cạnh tranh về mức giá bán cao, những vụ sát nhập làm huỷ hoại cạnh tranh, hay lạm dụng vị trí thống trị trên thị trường - để đảm bảo sự cạnh tranh thực sự giữa các doanh nghiệp.

Sau đó chúng ta tránh sang một bên để cạnh tranh trên thị trường tự hoạt động. Ở hầu hết các thị trường, trong đa số trường hợp, đây gần như là tất cả quy định cần thiết của chính phủ để đảm bảo quyền lợi của người mua.

Làm sao chúng ta biết được giá cả cao hơn mức phải có? Cạnh tranh giữa các nhà cung cấp để bán hàng cho người tiêu dùng sẽ giữ giá ở mức thấp. Làm sao chúng ta biết được rằng chi phí thấp ở mức phải có? Nếu các nhà cung cấp có thể bán cho nhiều người mua hơn và thu được nhiều lợi nhuận hơn bằng cách có những hành động nhằm làm hạ mức chi phí của mình thì họ sẽ làm điều đó. Làm sao chúng ta biết được rằng khoa học kỹ thuật tiến bộ ở mức cần phải có? Cạnh tranh giữa các hãng buộc họ phải tiến bộ hơn các đối thủ để thu hút người mua. Làm sao chúng ta biết được rằng chất lượng sản phẩm đạt mức cao như phải có? Nếu người mua muốn có những cải tiến chất lượng, người bán sẽ cố tìm tòi khám phá và sẽ kiếm được nhiều tiền hơn bằng cách thoả mãn nhu cầu của người mua.

Các thị trường không có cạnh tranh

Trước khi tôi bị buộc tội là suy nghĩ như tiến sĩ Pangloss - một người mắc bệnh lạc quan không thể chữa được trong cuốn Candide của Voltaire, cho rằng mọi thứ ông ta nhìn thấy đều chứng tỏ rằng chúng ta đang sống trong "thế giới tốt đẹp nhất có thể có" - cho phép tôi thừa nhận một số yếu điểm trong bức chân dung tôi đang vẽ. Hãy xét tới ba yếu điểm quan trọng nhất.

Trước tiên, có những thị trường, trong đó cạnh tranh không đem lại ý nghĩa kinh tế nào. Chúng ta không muốn các công ty nước đang cạnh tranh đào các đường ống dẫn dưới các phố để những người tiêu dùng có thể chọn lựa trong số các nhà cung cấp nước. Có một vài lĩnh vực như vậy thường được gọi là "những lĩnh vực độc quyền tự nhiên", trong đó, như bản thân thuật ngữ này cho thấy, lợi ích của việc cạnh tranh không đáng với cái giá phải bỏ ra. Do đó những lĩnh vực này thường do nhà nước quản lý hoặc điều tiết. Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng:

Có ít lĩnh vực độc quyền tự nhiên hơn nhiều so với người ta từng nghĩ. Ví dụ ngành đường sắt vẫn được nhiều người coi là lĩnh vực độc quyền tự nhiên, một ngành mà ở nhiều nước cần phải có sự kiểm soát chặt của chính phủ, nhưng quyền lợi của những người gửi hàng lại được bảo vệ tốt hơn nhờ sự cạnh tranh của các hãng vận tải đường bộ và đường thuỷ hơn là nhờ sự kiểm soát của chính phủ.

Ðối với những lĩnh vực tiếp tục cần phải có sự kiểm soát, chúng ta thấy rằng sự kiểm soát này giờ đã đỡ mang tính can thiệp thô bạo và đỡ đắt đỏ hơn nhiều so với trước mà vẫn vảo vệ được công chúng khỏi bị lạm dụng độc quyền.

Thứ hai, một đất nước không thể lúc nào cũng tự có khả năng ủng hộ thị trường cạnh tranh trong một số lĩnh vực nhất định. Có lẽ Costa Rica sẽ không bao giờ có ba nhà sản xuất thép độc lập, hay Croatia không bao giờ có ba hãng truyền hình độc lập. Tuy nhiên đối với nhiều sản phẩm, hàng nhập khẩu có thể tạo cho người mua nhiều lựa chọn và ngăn không cho các "nhà độc quyền" địa phương được tận dụng vị thế của mình. Ðặc biệt đối với nhiều nước nhỏ, đôi khi thương mại tự do là chính sách cạnh tranh tốt nhất. (Tuy nhiên cũng cần nhớ rằng đối với một số sản phẩm, hàng nhập khẩu có thể là một hình thức cạnh tranh hiệu quả, trong khi đối với những sản phẩm khác, các cơ quan điều tiết của chính phủ có thể phải đề phòng hành động của các doanh nghiệp địa phương đặt các nhà nhập khẩu cạnh tranh vào thế bất lợi).

Cuối cùng, như đã nói ở trên, các doanh nghiệp sẽ cố gắng vô hiệu hoá cạnh tranh. Họ thích có cạnh tranh khi họ đóng vai trò người mua trên thị trường, tìm kiếm những sản phẩm tốt nhất với giá cả hợp lý nhất cho bản thân và thường hợp tác với các nhà chức trách về vấn đề cạnh tranh để bảo vệ sự cạnh tranh đó. Nhưng họ có xu hướng thích một sự tồn tại dễ dàng hơn và đoàn kết hơn khi họ bán các sản phẩm của mình cho người mua. Như nhà kinh tế học người Anh J. R. Hicks có lần đã nhận xét: " Lợi ích tốt nhất trong tất cả những lợi ích của sự độc quyền là một cuộc sống êm ả". Do đó họ có thể cố gắng làm những việc như:

Thoả thuận với các hãng cạnh tranh gần gũi nhất về mức giá bán, hoặc ai sẽ bán cho khách hàng nào, hay ai sẽ bán ở những lãnh thổ nào.

Sát nhập hoạt động với các hãng cạnh tranh gẫn gũi nhất

Buộc các nhà cung cấp hoặc các nhà phân phối của mình ký các hợp đồng độc quyền để bảo đảm vị trí chiếm lĩnh của mình trên một thị trường nhất định.

Nhiệm vụ của các nhà chức trách về cạnh tranh là ngăn chặn không để xảy ra những hành động loại này để bảo vệ sự lựa chọn của người tiêu dùng và đảm bảo cạnh tranh không bị hạn chế trong một thị trường tự do.

Toàn cầu hoá luật cạnh tranh

Hầu hết các luật lệ về cạnh tranh trên thế giới đều được xây dựng để ngăn chặn và xử lý những hành động chống cạnh tranh đúng như ba loại nêu trên. Ở Mỹ, điều 1 của Luật Sherman nghiêm cấm các thoả thuận giữa các doanh nghiệp có hại cho cạnh tranh. Ðiều 7 của luật Clayton cấm việc sát nhập hoặc các hình thức kết hợp khác giữa các doanh nghiệp làm suy yếu đáng kể việc cạnh tranh. Và điều 2 của của luật Sherman nghiêm cấm việc "độc quyền hoá" - tức là nỗ lực của một công ty nhằm kiểm soát một thị trường thông qua những hoạt động không bình đẳng.

Một ví dụ tương tự của một nước khác là luật cạnh tranh của Rumani, trong đó điều 5 nghiêm cấm các thoả thuận mà ảnh hưởng của nó là "hạn chế, ngăn chặn hoặc bóp méo cạnh tranh". Ðiều 13 nghiêm cấm các vụ sát nhập "gây hại hoặc có thể gây hại cho cạnh tranh thông qua việc tạo dựng hoặc củng cố vị trí thống trị" . Ðiều 6 nghiêm cấm mọi hành động sử dụng vị trí thống trị sai mục đích... bằng cách phải dùng đến những hành động chống cạnh tranh, bóp méo thương mại hoặc tạo nên sự thành kiến cho người tiêu dùng, dù đấy là mục tiêu hay ảnh hưởng của hành động đó.

Những nước có luật cạnh tranh thiếu một trong số ba yếu tố này nhìn chung đã có hành động nhằm cố gắng sửa chữa tình hình. Ở Mỹ, một lý do cho việc thông qua luật Clayton năm 1915 là nhằm giao thêm cho Bộ Tư pháp trách nhiệm quản lý việc thực hiện luật về sát nhập công ty. Luật cạnh tranh của Achentina không có các điều khoản quy định về sát nhập, nhưng hiện Quốc hội đang xem xét các điều luật bổ sung.

Một trong những thay đổi quan trọng nhất trong việc thi hành luật cạnh tranh trong những năm gần đây là những điều chỉnh cho phù hợp với việc toàn cầu hoá dần dần của nhiều thị trường. Như ở Mỹ hơn 100 năm trước, việc mở đường sắt đã biến nhiều thị trường địa phương và khu vực thành thị trường quốc gia, việc tiếp tục hạ giá các chi phí vận tải trong những năm gần đây - cùng với tầm quan trọng ngày càng tăng của các sản phẩm với giá vận chuyển tương đối thấp so với giá trị của nó - đã biến nhiều thị trường quốc gia thành thị trường thế giới.

Các cơ quan thi hành luật pháp đã tính đến sự phát triển này theo hai hướng chủ yếu. Thứ nhất, khi xét xem một vụ sát nhập có làm tổn hại đáng kể tới cạnh tranh hay không, hoặc một doanh nghiệp có thực sự chiếm vị trí thống trị hay độc quyền hay không, các cơ quan thi hành luật pháp xét đến tất cả những lựa chọn mà người mua có thể có, cho dù những lựa chọn đó là do các nhà sản xuất trong nước hay do nhập khẩu đưa ra. Giống như các khía cạnh khác của những cuộc điều tra về luật cạnh tranh, điều này đòi hỏi phải điều tra kỹ các dữ kiện thực tế của một thị trường. Ví dụ, khi các nhà nhập khẩu bán được một lượng hàng hoá vào một thị trường thì không có gì đảm bảo rằng họ có thể mở rộng được khối lượng bán ra để duy trì cạnh tranh nếu không có các hàng rào phi thuế quan đối với việc mở rộng đó. Một hành động có vẻ như có hại đối với cạnh tranh trên một thị trường nội địa có thể lại hoàn toàn vô hại nếu xét về cạnh tranh quốc tế.

Thứ hai, việc các thị trường đã trở thành thị trường quốc tế có nghĩa là một số hành động trước kia không ảnh hưởng gì tới cạnh tranh nay bỗng nhiên lại có thể trở thành mối quan ngại về thực thi pháp luật. Việc sát nhập giữa một công ty nước ngoài với một công ty trong nước có thể kiềm chế sự cạnh tranh hiện đang diễn ra hoặc sẽ diễn ra trong tương lai theo những cách thức mà một thế hệ trước đây là không phù hợp. (Minh hoạ cho điều này là những tranh cãi xung quanh đề nghị thành lập liên doanh giữa Brahma và Miller Brewing và giữa Antarctica và Anheuser-Busch ở Brazin năm 1997-1998). Những thị trường mà một thế hệ trước có thể đã do các công ty trong nước liên kết lại để cùng kiểm soát thì nay có thể lại do các công ty trong nước lẫn các công ty nước ngoài cùng liên kết kiểm soát. (Minh hoạ cho điều này là những vụ xử của Bộ Tư Pháp Mỹ đối với những cacten quốc tế của những nhà sản xuất giấy fax, hoá chất nông nghiệp, và đồ dao dĩa bằng nhựa. Xin mời xem trang chủ của Vụ Chống Ðộc quyền thuộc Bộ Tư Pháp tại địa chỉ www.usdoj.gov/atr). Những cơ quan thi hành pháp luật thiếu hiểu biết đầy đủ về các hoạt động của các hãng nước ngoài hoặc thiếu quyền hạn pháp lý để xử lý các hành động đó có thể sẽ không bảo vệ được nền kinh tế của mình khỏi mối hại lớn do cạnh tranh gây ra.

Các nước đang phát triển cần có luật cạnh tranh

Các nước đang phát triển có nên dồn nguồn lực quý hiếm của chính phủ cho việc ban hành và thực hiện luật về cạnh tranh hay không? Dường như rõ ràng là câu trả lời là có, vì những nước này cũng dễ bị những loại hành động chống cạnh tranh như đã nêu trên làm tổn hại chẳng kém gì các nước phát triển. Trên thực tế có ít nhất ba lý do để tin rằng luật cạnh tranh đặc biệt quan trọng khi các nước đang phát triển tự do hoá nền kinh tế của mình.

Thứ nhất, hầu hết các nước đang phát triển - đặc biệt, nhưng không chỉ riêng những nước sau thời kỳ xã hội chủ nghĩa - có nền kinh tế đầy những doanh nghiệp lớn chiếm lĩnh các ngành công nghiệp đặc biệt, thường là do chính sách của chính phủ và do thói quen của quá khứ. Khi những doanh nghiệp đó được tư nhân hoá, họ sẽ không thích có sự cạnh tranh nào nổi lên đối với sản phẩm của mình và sẽ hành động để ngăn chặn nhập khẩu hoặc phân phối các sản phẩm cạnh tranh. Các nhà chức trách thi hành luật pháp sẽ là người ngăn chặn những hành động như thế để đảm bảo rằng việc mở cửa biên giới để buôn bán sẽ mang lại sự cạnh tranh thực sự hiệu quả trên thị trường trong nước.

Thứ hai, khi tự do hoá kinh tế bao gồm việc phi độc quyền hoá các doanh nghiệp lớn, có thể có xu hướng là các nhà quản lý của những bộ phận tách ra từ doanh nghiệp cũ sẽ hợp tác hơn là cạnh tranh với nhau trên thị trường. Hợp tác này có thể diễn ra dưới hình thức những thoả thuận cácten. Những thoả thuận như vậy có thể được hỗ trợ bởi việc hình thành các hiệp hội mà thành viên là những bộ phận mới của chính doanh nghiệp cũ trước kia. Với những hành vi lạm dụng của các doanh nghiệp thống trị, nếu kết quả của tự do hoá là việc liên kết để thống lĩnh thị trường chứ không phải là cạnh tranh thì bao nhiêu lợi ích của tự do hoá sẽ không thể đến được với người dân thường. Các quan chức phụ trách vấn đề cạnh tranh ở một số nước đang phát triển - trong đó có Hungary, Peru, và Balan - đã đối mặt với nhiệm vụ bảo vệ người tiêu dùng bằng cách phá bỏ những cácten mới thành lập đó.

Lý do thứ ba là một lý do có liên quan tới lý do trên. Rất nhiều người dân ở những nước đang phát triển có thể phải đối mặt với những bất ổn về kinh tế do tự do hoá gây ra. Có lẽ cách tốt nhất để giải quyết mối lo ngại đó là tạo ra một "mạng lưới an toàn xã hội" hiệu quả - đào tạo việc làm, chăm sóc y tế do nhà nước tài trợ, trợ cấp thất nghiệp,... - để những người mất việc làm có thể dễ tìm được việc mới hơn và trong khi chưa tìm được việc thì cũng không phải quá cơ hàn. Nhưng cách giải quyết thứ hai là ban hành, củng cố và phổ biến luật cạnh tranh, để người dân hiểu rằng chủ nghĩa tư bản không có nghĩa là bỏ hết mọi quy định và bảo hộ đối với những doanh nghiệp nhỏ trên thị trường. Có lẽ sẽ không quá nếu nói rằng, ở một số nước việc ban hành luật cạnh tranh là một tiền đề cho việc ban hành những điều luật tự do hoá khác.

Luật lệ mới ban hành ở bất cứ nước nào cũng phải phù hợp với bối cảnh pháp lý, kinh tế, và xã hội của nước đó. Không ai nói (và không nên nói) rằng luật Sherman và Clayton hay điều 85 và 86 của Hiệp ước Rome (luật cạnh tranh của Liên minh Châu Âu) cần phải được áp dụng nguyên xi ở một nước nào khác. Tuy nhiên kinh nghiệm lâu nay cho thấy rõ ràng là chính sách cạnh tranh là một bộ phận quan trọng của nền tảng pháp lý cho một nền kinh tế thị trường cạnh tranh.

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH LUẬT CHỐNG ĐỘC QUYỀN NHẬT BẢN

(Trích từ ấn phẩm Luật chống độc quyền Nhật Bản, Cục quản lý cạnh tranh - Bộ Công thương năm 2006)

Luật Chống độc quyền của Nhật Bản đã trải qua nhiều lần sửa đổi, những lần sửa đổi này gắn liền với từng giai đoạn lịch sử nhất định của quá trình phát triển kinh tế của Nhật Bản. Nói cách khác, pháp luật cạnh tranh là một bộ phận và thậm chí là một bộ phận quan trọng không thể tách rời của chính sách kinh tế vĩ mô. Ủy ban Thương mại Lành mạnh của Nhật Bản cũng vậy, cùng với quá trình phát triển của Luật Chống độc quyền, Ủy ban cũng đã trải qua một số mô hình khác nhau. Hiện nay Ủy ban Thương mại Lành mạnh trực thuộc Văn phòng nội các là cơ quan hoạch định các chính sách vĩ mô quan trọng nhất của Nhật Bản, đây là một cơ quan độc lập với các lợi ích khác cùng với việc Luật Chống độc quyền được tăng cường sức mạnh trong bối cảnh chính phủ Nhật Bản đang tìm cách cải cách triệt để nền kinh tế của mình. Có thể nói trong quá trình cải cách này chính sách cạnh tranh là một trong những chính sách chủ chốt của chính phủ Nhật Bản nhằm đem lại sức cạnh tranh cho nền kinh tế nội địa. Để có thể làm rõ những vấn đề như vậy, Để làm sang tỏ vấn đề này, trong quá trình soạn thảo cuốn sách chúng tôi luôn cố gắng làm rõ bối cảnh kinh tế, xã hội đằng sau các giai đoạn phát triển, biến đổi của Luật Chống độc quyền.

Có thể nói cách tiếp cận của Luật Chống độc quyền Nhật Bản khá đặc biệt so với cách tiếp cận của Luật Cạnh tranh của Việt Nam. Luật Chống độc quyền đánh giá dựa trên tác động của vụ việc hoặc hành vi trong khi Luật Cạnh tranh có xu hướng cụ thể hóa các quy định bằng các con số quy định cụ thể về thị phần, hoặc hành vi cụ thể


Luật Cạnh tranh của Nhật Bản được biết đến dưới cái tên Luật Chống độc quyền (tên chính thức: Đạo luật về việc chống độc quyền tư nhân và duy trì thương mại lành mạnh – Act concerning Prohibition of Private Monopolization and Maintenance of Fair Trade) được ban hành vào tháng 7 năm 1947, là một phần cấu thành trong các biện pháp xây dựng nền kinh tế hỗ trợ cho một xã hội dân chủ.

Sau chiến tranh thế giới II, các biện pháp dân chủ hóa được áp dụng trên mọi lĩnh vực trong đời sống Nhật Bản. Chính sách dân chủ hóa công nghiệp, được coi là một phần quan trọng trong chính sách dân chủ hóa kinh tế, bao gồm việc ngừng thực hiện các biện pháp cũ trong hệ thống gây hạn chế cạnh tranh trước đây, như giải thể các tập đoàn tài phiệt, ngăn chặn tập trung kinh tế và xóa bỏ các nhóm kiểm soát tư nhân, thực hiện các biện pháp xây dựng cho nền tảng chính sách cạnh tranh như ban hành Luật Chống độc quyền. Tất cả những biện pháp này đều tập trung vào mục tiêu thiết lập nền kinh tế cạnh tranh năng động, trên cơ sở kinh tế thị trường.

Mục đích của Luật được ghi nhận ngay tại Điều 1: “Luật Chống độc quyền có mục đích cấm độc quyền tư nhân, hạn chế thương mại bất hợp lý và kinh doanh không bình đẳng, ngăn ngừa mức độ tập trung quá mức nguồn lực thị kinh tế và loại bỏ hạn chế bất hợp lý về sản xuất, cung cấp hàng hóa, giá cả, phát triển công nghệ v.v.. cũng như các hạn chế kinh doanh khác thông qua thông đồng, thỏa thuận nhằm mục đích nhằm mục đích thúc đẩy môi trường cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng, khuyến khích tính sáng tạo và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nâng cao chất lượng việc làm và thu nhập thực tế của nhân dân; từ đó thúc đẩy sự phát triển toàn diện và dân chủ của nền kinh tế quốc dân cũng như đảm bảo lợi ích của người tiêu dùng nói chung.

Bên cạnh Luật Chống độc quyền, đạo luật xương sống trong hệ thống pháp luật cạnh tranh của Nhật Bản. Nhật Bản cũng ban hành các chính sách khuyến khích hoạt động cạnh tranh phát triển bền vững thông qua việc ban hành các đạo luật bổ sung như: Luật Hợp đồng phụ, thông qua vào tháng 7 năm 1956, Luật về chỉ dẫn và khuyến mại thông qua năm 1962.

Xem xét lịch sử hình thành và phát triển của Luật Chống độc quyền của Nhật Bản, có thể chia thành 2 giai đoạn [1]: Từ khi được thông qua đến năm 1980 và nửa sau những năm 1980 đến nay.

a. Giai đoạn 1: Từ khi được thông qua đến năm 1980

- Vào năm 1947, Luật Chống độc quyền – đạo luật về cạnh tranh của Nhật Bản đã được ban hành
Các cuộc cải cách hiện đại hóa toàn diện nước Nhật khởi nguồn từ thời kỳ Minh Trị, diễn ra khoảng 130 nước về trước. Hệ thống kinh tế Nhật Bản kể từ thời kỳ Minh Trị đã trở thành một nền kinh tế định hướng thị trường thực thụ, tuy nhiên, điểm hạn chế là không có một văn bản pháp luật nào điều chỉnh hành vi các-ten, độc quyền và tập trung kinh tế trước thời điểm kết thúc Thế chiến II. Bên cạnh đó, có hiện tượng một số ít các gia đình kiểm soát nhiều doanh nghiệp trong các ngành khác nhau dưới hình thức các công ty cổ phần thuộc quyền sở hữu của từng gia đình. Những nhóm doanh nghiệp này được gọi theo tiếng Nhật là “zaibatsu” – có thể tạm dịch là “tổ hợp thương mại”. Từ giai đoạn Đại Suy thoái vào đầu những năm 1930 đến khi kết thúc Thế chiến II, chính phủ Nhật Bản đã viện đến phương sách mở rộng kiểm soát nền kinh tế, chủ yếu thông qua các hiệp hội thương mại, nhằm mục đích huy động tất cả các nguồn lực kinh tế quốc dân cho mục đích quân sự.
Sau khi chiến tranh thế giới II chấm dứt, dưới áp lực chiếm đóng của quân đồng minh, các biện pháp dân chủ hóa mạnh mẽ đã được áp dụng trên mọi lĩnh vực trong đời sống Nhật Bản. Chính sách dân chủ hóa công nghiệp, được coi là một phần quan trọng trong chính sách dân chủ hóa kinh tế, bao gồm việc ngừng thực hiện các biện pháp cũ trong hệ thống gây hạn chế cạnh tranh trước đây, như giải thể các tập đoàn tài phiệt “zaibatsu” như: Mitsubishi, Mitsui or Sumitomo… , ngăn chặn tập trung kinh tế và xóa bỏ các nhóm kiểm soát tư nhân bên cạnh đó, thực hiện các biện pháp nền tảng liên quan đến chính sách cạnh tranh trong tương lai như việc ban hành Luật Chống độc quyền. Tất cả những biện pháp này đều tập trung vào mục tiêu thiết lập nền kinh tế cạnh tranh năng động, trên cơ sở kinh tế thị trường.

Trong bối cảnh đó, Luật Chống độc quyền của Nhật Bản đã được ban hành, dựa trên mô hình Luật Chống độc quyền của Hoa Kỳ[2], động thái này được coi là hành vi thực hiện một phần trong chính sách của quân đồng minh. Một số ý kiến của giới doanh nhân cho rằng đạo luật cạnh tranh là không phù hợp với nước Nhật, điều này do “văn hóa kinh doanh hài hòa” nằm trong suy nghĩ của doanh nhân Nhật từ rất lâu, thậm chí ngay cả Chính phủ cũng đã chấp nhận quan điểm rằng một số vụ các-ten chính là công cụ hữu hiệu đối với chính sách phát triển ngành [3].

Nhật Bản đã thông qua luật và chính sách cạnh tranh một cách khẩn trương và tích cực thực thi, đưa các quy định pháp luật vào đời sống thực tiễn, tuy nhiên khái niệm về chính sách cạnh tranh và phát triển kinh tế qua cạnh tranh vẫn chưa ăn sâu, bén rễ ngay lập tức ở nước Nhật, và trong thời kỳ này thì chính sách cạnh tranh vẫn chưa thể thay thế chính sách kiểm soát nền kinh tế.

- Những năm 50, thời kỳ đen tối[4] của đạo Luật Chống độc quyền

Vấn đề trước mắt của nước Nhật ngay sau khi lực lượng chiếm đóng dời đi chính là dành được độc lập về kinh tế. Do đó, chính sách của Chính phủ lúc này là khuyến khích và đẩy mạnh phát triển các ngành sản xuất nội địa nhằm thu ngoại tệ. Điều này dẫn đến việc Chính phủ đã ban hành các văn bản pháp luật khác nhau loại trừ một số lượng lớn ngành công nghiệp ra khỏi phạm vi điều chỉnh của Luật Chống độc quyền, với mục đích chính là nới lỏng các quy định liên quan đến các-ten, đây là một bước lùi về mặt lập pháp trong chính sách cạnh tranh. Trong thời gian này, “văn hóa kinh doanh hài hòa” trong tập quán kinh doanh của Nhật Bản vẫn còn rất nặng nề, điều đó thể hiện ở giới doanh nhân cho rằng không nên chỉ một doanh nghiệp hay một nhóm doanh nghiệp nào đạt được sự phồn thịnh cho riêng bản thân doanh nghiệp mình. Trên cơ sở đó, kinh doanh theo kiểu “đoàn tàu hộ tống”[5], trong đó các tổ hợp thương mại hay các tập đoàn lớn đóng vai trò đầu tàu và khi những doanh nghiệp này phát triển, tiến lên thì chúng có nghĩa vụ kéo theo các toa tàu - là các doanh nghiệp, thương nhân có quy mô nhỏ hơn đi theo. Tập quán kinh doanh này là một trong những yếu tố kìm hãm sự phát triển và thực thi chính sách cạnh tranh của Nhật Bản khi quân đồng minh rút đi.

Trước bối cảnh đó, trong lĩnh vực hành chính, các biện pháp hành chính hạn chế cạnh tranh, không tương thích với chính sách chống độc quyền được thực thi trong nhiều ngành suốt thời kỳ suy thoái nhằm ổn định thị trường và ngăn chặn cạnh tranh quá mức, thông qua đó, hạn chế việc áp dụng Luật Chống độc quyền của Ủy ban Thương mại Lành mạnh (Ủy ban Thương mại Lành mạnh Nhật Bản). Nhằm chống lại các động thái nới lỏng chính sách chống độc quyền, Ủy ban Thương mại Lành mạnh Nhật Bản đã kiên quyết củng cố các nguyên tắc của Luật và nghiêm túc chống lại các hành vi thương mại bất bình đẳng liên quan chủ yếu đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ, là những đối tượng thường ở thế bất lợi trong thương mại và cạnh tranh, ví dụ như các quy định chống lại việc trì hoãn thanh toán với nhà thầu phụ, các quy định ngăn chặn việc lạm dụng vị trí thống lĩnh trong thương lượng của các cửa hàng bách hóa v.v.. Những nỗ lực trên nhằm chống lại các hành vi thương mại bất bình đẳng trong giai đoạn này, nâng cao nhận thức của quần chúng và hỗ trợ chính sách chống độc quyền.

- Thời kỳ xây dựng chính sách tiêu dùng và giải quyết các vụ hợp nhất quy mô lớn từ quan điểm của chính sách cạnh tranh (những năm 1960)

+ Tiếp cận các vụ hợp nhất và mua lại quy mô lớn:

Trong thời kỳ này, việc nới lỏng các quy định về thương mại, ngoại hối và vốn có ảnh hưởng đến cơ sở pháp lý cơ bản của nền kinh tế Nhật Bản. Vào thời gian này, nền kinh tế nước Nhật đã được quốc tế hóa thông qua các biện pháp đã kể trên, và liên kết chặt chẽ với thị trường thế giới thông qua nhập khẩu các nguyên liệu thô và xuất khẩu các sản phẩm đã qua chế biến. Thông qua những diễn biến này, kinh tế Nhật Bản được coi là đường liên kết trong chuỗi kinh tế thế giới và cạnh tranh giữa các doanh nghiệp diễn ra ở quy mô quốc tế.

Với bước ngoặt là việc nới lỏng các quy định pháp luật, các cuộc thảo luận về cơ cấu lại ngành bằng cách hợp nhất, sáp nhập các doanh nghiệp, tập trung sản xuất và tập hợp nhóm doanh nghiệp được xúc tiến, do các cơ quan có thẩm quyền ban hành chính sách đóng vai trò làm nhân tố chủ chốt, trong khi đó một tỷ lệ nhỏ các doanh nghiệp Nhật Bản định hướng tới cạnh tranh quá mức cần thiết. Kết quả, các vụ hợp nhất quy mô lớn gia tăng trong các lĩnh vực trọng yếu. Tình trạng “Cạnh tranh quá mức”[6] là tình trạng doanh nghiệp Nhật Bản thuộc loại nhỏ, xét theo tiêu chuẩn quốc tế, tham gia vào cạnh tranh quá mức thông qua sản xuất quy mô nhỏ đa dạng, gây ra các trạng thái tài chính sai lệch như sự gia tăng vốn của các cổ đông.

Một trong những vụ hợp nhất quy mô đặc biệt lớn trong thời kỳ này chính là hợp nhất 2 doanh nghiệp thép quan trọng, Yawata và Fuji, vụ hợp nhất lớn nhất thời kỳ hậu chiến của Nhật Bản trong thời gian đó, đồng thời cũng là vụ hợp nhất của 2 tập đoàn số một và số hai trong ngành công nghiệp chủ chốt – thép của Nhật Bản[7]. Có thể nhận định rằng, kết quả của việc hợp nhất này có ảnh hưởng quan trọng đến nền kinh tế quốc dân, bởi vì tập đoàn mới hình thành nắm mức thị phần trên 30% của hơn 20 loại sản phẩm, gây ra những vấn đề phức tạp trong chính sách cạnh tranh. Một số quan điểm ủng hộ cho rằng vụ hợp nhất này là cần thiết, thúc đẩy quá trình cơ cấu lại các ngành theo hướng nới lỏng hệ thống kinh tế, thì một số quan điểm khác lại nhận định rằng vụ việc này sẽ có tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế quốc dân[8]. Do đó, quyết định của Ủy ban Thương mại Lành mạnh Nhật Bản được chú ý ở mức độ cao, và làm phát sinh các cuộc tranh luận giữa các học giả cũng như dư luận chung trên phương tiện truyền thông đại chúng. Ủy ban Thương mại Lành mạnh Nhật Bản đã mở một phiên điều trần nhằm mục đích điều tra vụ việc và sau cùng đã phê chuẩn việc thực hiện hợp nhất đồng thời yêu cầu một số biện pháp khắc phục khác nhau.

Mặc dù đạo Luật Chống độc quyền chưa thực sự làm thể hiện được chức năng của nó trong giai đoạn này, giai đoạn của tập trung các quyền lực kinh tế thông qua việc hợp nhất các doanh nghiệp. Tuy nhiên, vụ Yawata và Fuji đã tạo nên một bước ngoặt quan trọng, và những tranh luận xung quanh vai trò của đạo Luật Chống độc quyền đã trở nên sôi nổi hơn. Bên cạnh đó, vụ việc này cũng đưa ra một minh chứng rõ ràng rằng để các vụ hợp nhất quy mô lớn được phê chuẩn không phải lúc nào cũng dễ dàng.

+ Tiếp cận chính sách tiêu dùng từ góc độ chính sách cạnh tranh

Một sự kiện đặc biệt trong suốt giai đoạn này là sự xuất hiện một cách nhìn mới đối với vấn đề bảo vệ lợi ích người tiêu dùng cùng với việc tăng lương công nhân, nhờ vào hệ thống sản xuất hàng loạt, kết quả của các phát minh công nghệ, kèm theo thay đổi trong điều kiện kinh tế và gia tăng thu nhập (còn được gọi là cách mạng thu nhập). Trong khi đó, thì các rắc rối tiêu dùng cũng nảy sinh, ví dụ như quảng cáo gian dối, phóng đại do cạnh tranh, các sản phẩm có khuyết tật cùng với việc phát triển sản phẩm mới, sự tồn tại của các chất độc hại trong thực phẩm và các sản phẩm gây nguy hiểm khác v.v..

Trong hoàn cảnh đó, vào năm 1960, vụ “thịt bò đóng hộp Nise” [9] đã xảy ra, tạo nên bước ngoặt trong công tác bảo vệ người tiêu dùng ở Nhật Bản, đồng thời nâng cao vai trò của Ủy ban Thương mại Lành mạnh Nhật Bản trong việc xử lý các hành vi thương mại gian dối. Vụ việc này bắt đầu vào tháng 9 năm 1960 khi một người tiêu dùng liên lạc đến cơ quan y tế Tokyo để khiếu nại về một hộp thịt bò chất lượng kém (có ruồi ở bên trong) do tập đoàn Nise sản xuất, cơ quan y tế đã mở cuộc điều tra và phát hiện ra hầu hết các hộp thịt bò này đều được làm từ thịt cá heo, tuy không tìm ra được bằng chứng là thịt cá heo gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người tiêu dùng, nhưng rõ ràng hành vi của Nise là đóng nhãn không trung thực. Vấn đề khó khăn là cả cơ quan y tế, hay Bộ Y tế Xã hội của Nhật Bản đều không có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm loại này.
Tình huống này đã thúc đẩy các động thái liên quan đến bảo vệ tiêu dùng thông qua kiểm soát các hành vi thương mại gian dối. Tuy nhiên, không một quy định pháp luật nào phù hợp nhằm điều chỉnh và giải quyết các vấn đề này, do đó, Ủy ban Thương mại Lành mạnh Nhật Bản đã ban hành lệnh đình chỉ và chấm dứt thực hiện các hành vi thương mại gian dối, làm cho người tiêu dùng bị nhầm lẫn dựa trên quy định của Luật Chống độc quyền. Như vậy, mối liên hệ giữa chỉ dẫn gian dối và chính sách cạnh tranh xuất phát từ vụ “thịt bò đóng hộp”, và với bước tiến này, Ủy ban Thương mại Lành mạnh Nhật Bản được nhìn nhận là một trong số các cơ quan đóng vai trò chủ yếu trong công tác bảo vệ người tiêu dùng.

Vào năm 1962, đạo luật cấm khuyến mãi không trung thực và chỉ dẫn gây nhầm lẫn (Luật về chỉ dẫn và khuyến mãi) nhằm kiểm soát các hành vi chỉ dẫn và khuyến mãi không lành mạnh theo nhận định của chính sách cạnh tranh, được ban hành bổ sung và hỗ trợ cho Luật Chống độc quyền. Với việc đạo Luật này được ban hành và thực thi nhận thức của xã hội về vai trò của Ủy ban Thương mại Lành mạnh Nhật Bản đã được nâng cao.

- Thời kỳ nâng cao nhận thức về chính sách cạnh tranh thông qua các biện pháp đình chỉ và chấm dứt các hành vi phản cạnh tranh ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân (từ những năm 1970)

Trong suốt thời kỳ này, khủng hoảng tài chính tiền tệ và dầu lửa đã gây tác động mạnh đến nền kinh tế Nhật Bản. Trong xã hội hình thành mối lo ngại rằng một nền kinh tế, vốn đang trong tình trạng suy thoái, có thể trở nên xấu hơn nữa do giảm sút hàng xuất khẩu do “Cú sốc Nixon” vào năm 1971. Hàng loạt đơn xin thực hiện các-ten trong thời kỳ suy thoái, đối tượng hưởng miễn trừ theo quy định của Luật Chống độc quyền, đã được nộp.

Khi nền kinh tế bắt đầu phục hồi thì xuất hiện đợt tăng giá bất thường. Lúc này, Ủy ban Thương mại Lành mạnh Nhật Bản đã hành động một cách kiên quyết đối với các hành vi tăng giá theo phong trào nhằm mục đích trục lợi từ những đợt tăng mạnh về giá nói chung. Hành vi đầu cơ thương mại của các doanh nghiệp kinh doanh là vấn đề chính trong suốt quá trình tăng giá bất thường, do vậy, Ủy ban Thương mại Lành mạnh Nhật Bản đã xem xét những rắc rối trong chính sách cạnh tranh bằng cách tiến hành điều tra hành vi của những doanh nghiệp kinh doanh này.

Trạng thái lạm phát bất thường theo sau cuộc khủng hoảng dầu mỏ vào năm 1973, đã dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng và bất ngờ về giá. Rất nhiều nhà cung cấp, như các nhà sản xuất đã tham gia tiến hành các-ten bất hợp pháp nhằm mục đích tăng giá hưởng lợi trước khi chi phí tăng lên, do đó việc tăng giá các nguyên liệu thô không được xác định cụ thể. Ủy ban Thương mại Lành mạnh Nhật Bản đã phát hiện từng vụ việc các-ten bất hợp phát và ban hành các lệnh đình chỉ và chấm dứt. Sau cùng, vào tháng 2 năm 1974, Ủy ban Thương mại Lành mạnh Nhật Bản đã buộc tội các bên có liên quan đến trong một vụ các-ten của các doanh nghiệp bán buôn dầu lửa, hạn chế khối lượng chuyển nhượng dầu thô để sản xuất sản phẩm từ dầu, trước Ủy viên công tố tối cao, căn cứ vào Luật Chống độc quyền[10]. Đây là lần đầu tiên Ủy ban Thương mại Lành mạnh Nhật Bản buộc tội một đối tượng trong vụ các-ten và các chế tài hình sự trở thành biện pháp cứng rắn và hiệu quả để ngăn chặn các-ten.

Vụ việc các-ten về dầu mỏ đã thể hiện 2 vấn đề khác nhau. Thứ nhất, mặc dù Ủy ban Thương mại Lành mạnh Nhật Bản ban hành các lệnh đình chỉ và chấm dứt cũng như các chế tài hình sự được áp dụng nhưng xu hướng nhận thức rằng thà tiến hành các-ten còn tốt hơn là không hành động gì rất khó xóa bỏ trong tình huống này. Vấn đề thứ hai nằm ở chỗ các chỉ dẫn hành chính được sử dụng trong các vụ các-ten.

Những vấn đề phức tạp xung quanh các vụ các-ten đã được thảo luận trong nhiều năm, Ủy ban Thương mại Lành mạnh Nhật Bản đã công nhận rằng, hành vi các-ten, phù hợp với các chỉ dẫn hành chính, vẫn có thể vi phạm Luật Chống độc quyền. Quá trình khởi tố vụ việc và buộc tội tại Tòa án tối cao đã đánh dấu bước ngoặt về nhận định hạn chế cạnh tranh thông qua các chỉ dẫn hành chính.

Trong giai đoạn này, vào năm 1977, Luật Chống độc quyền đã được sửa đổi, nhằm củng cố, tăng cường khả năng thực thi của luật, với điểm nổi bật là đưa ra cách tính tiền phạt dựa trên doanh thu.

b. Giai đoạn 2: Từ năm 1980 đến nay:

- Thời kỳ tăng cường pháp luật cạnh tranh thông qua việc nới lỏng và giảm bớt các biện pháp miễn trừ (thời kỳ 1980-90)

Một trong những điểm nổi bật của chính sách cạnh tranh trong thời kỳ này chính là việc cải cách các quy định pháp luật. Vào nửa sau của những năm 1980, chính sách nới lỏng các quy định đã được ban hành nhằm mục đích mở cửa nền kinh tế Nhật Bản và tăng số lượng hàng nhập khẩu để hạ nhiệt xung đột thương mại, do nguyên nhân là thặng dự thương mại khổng lồ của Nhật Bản. Vào năm 1990, sự tăng giá của đồng yên Nhật được coi là một yếu tố dẫn đến yêu cầu cải cách cơ cấu, do đồng tiền này gây ra sự khác biệt về giá giữa trong và ngoài nước Nhật. Mặt khác, sự tăng giá này đã khuyến khích các doanh nghiệp chuyển dịch hoạt động sản xuất, kinh doanh ra nước ngoài, gây ra tình trạng thiếu hụt ở một số ngành sản xuất trong nước và mất ổn định về việc làm.

Vào thời gian này, Ủy ban Thương mại Lành mạnh Nhật Bản dựa trên các kiến nghị của OECD (Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế) vào năm 1979 đã tiến hành các cuộc cải cách về cơ cấu, phối hợp với cơ quan có liên quan vào đầu những năm 1980. Trong suốt thời gian này, việc nới lỏng các quy định đã không nhận được sự đồng tình của toàn xã hội, tuy nhiên, vào khoảng những năm 1990 thì sự khác biệt về giá giữa Nhật Bản và các quốc gia khác đã cho thấy tầm quan trọng của việc nới lỏng các quy định. Tiêu điểm của việc nới lỏng các quy định pháp luật vào đầu những năm 1990 đã chuyển từ việc giảm gánh nặng lên công chúng, đơn giản hóa và hợp lý hóa thủ tục hành chính và tận dụng các nguồn lực tư nhân, thành việc đặt trọng tâm vào cải thiện chất lượng cuộc sống, giảm sự khác biệt về giá giữa trong nước và ngoài nước, nâng cao khả năng tiếp cận thị trường, kết hợp hài hòa các thiết chế và cơ cấu quốc tế, sắp xếp lại cơ cấu ngành, khuyến khích tham gia thị trường của các đối tượng mới v.v.. và những hoạt động phù hợp với chính sách cạnh tranh. Đối với một số ngành sản xuất mới được nới lỏng các quy định, Ủy ban Thương mại Lành mạnh Nhật Bản đã ban hành các hướng dẫn, xác định những hành vi có khả năng vi phạm Luật Chống độc quyền nhằm thiết lập một môi trường cạnh tranh hiệu quả, lành mạnh.

Mặt khác, vào khoảng những năm 1990, cơ chế miễn trừ quy định trong Luật Chống độc quyền đã được xem xét, rà soát lại. Nhiều quy định có liên quan đến cơ chế miễn trừ này đã ăn sâu vào nhiều ngành kinh tế khác nhau vào cuối những năm 1940 và 1950 nhằm mục đích ổn định và hợp lý hóa hoạt động quản lý các doanh nghiệp nhằm mục đích tăng cường sức mạnh của các ngành kinh tế và nâng cao sức cạnh tranh quốc tế.

Tuy nhiên, yêu cầu đối với cơ chế miễn trừ đã thay đổi giống như yêu cầu đối với các quy định chính phủ, do môi trường kinh doanh được cải thiện, Nhật Bản đã trở thành một cường quốc kinh tế, khả năng tài chính của các công ty được nâng cao và phong cách sống đa dạng. Cơ chế miễn trừ có thể bảo vệ được các ngành kinh tế hiện tại nhưng lại làm yếu khả năng quản lý, và như vậy có thể gây thiệt hại đến lợi ích của người tiêu dùng, do đó cần được rà soát lại. Trước những nỗ lực lớn lao của Ủy ban Thương mại Lành mạnh, đặc biệt là trên thực tế đã xuất hiện một số hành vi kinh doanh thông đồng tuy đủ điều kiện hưởng miễn trừ mà không đáp ứng được các mục tiêu ban đầu của Chính phủ khi đặt ra cơ chế miễn trừ. Do đó, cơ chế miễn trừ đã được thắt chặt và giảm thiểu từ 89 loại miễn trừ xuống còn 21 loại như hiện nay, để đạt được điều này Ủy ban Thương mại Lành mạnh Nhật Bản đã phải đối mặt với nhiều thử thách khó khăn.

Trong giai đoạn này, Luật Chống độc quyền đã có 2 lần sửa đổi:

+ Sửa đổi đề tăng cường hiệu quả thực thi của Luật Chống độc quyền (1991, 1992) có nội dung chính là tăng cường mức phạt tính theo doanh thu, củng cố các chế tài hình sự.

+ Thắt chặt các điều kiện cho hưởng miễn trừ (1999, 2000).

- Sửa đổi nhằm nâng cao hiệu quả thực thi của Luật Chống độc quyền

Có thể nói lần sửa đổi gân đây nhất và được coi là lần sửa đổi triệt để, toàn diện nhất của Luật Chống độc quyền Nhật Bản kể từ sau năm 1977 đó là lần sửa đổi nhằm tăng cường hiệu quả thực thi của Luật vào năm 2005. Vào khoảng những năm 1990, Luật Chống độc quyền đã trải qua hàng loạt lần sửa đổi, với nội dung chặt chẽ hơn và khả năng thực thi hiệu quả, tích cực hơn. Đồng thời, cơ cấu tổ chức của Ủy ban Thương mại Lành mạnh Nhật Bản cũng được mở rộng để phù hợp với quy mô của Luật. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều vụ việc các-ten và thông đồng đấu thầu nằm ngoài tầm kiểm soát của Ủy ban Thương mại Lành mạnh Nhật Bản, hơn thế, những vụ việc này còn xuất hiện sự tham gia của các doanh nghiệp, tập đoàn nổi tiếng, tiêu biểu của Nhật Bản, thậm chí có những doanh nghiệp còn bị phát hiện đã thực hiện hành vi vi phạm lặp lại nhiều lần. Trong bối cảnh đó, Luật Chống độc quyền – vũ khí để duy trì môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng đã được sửa đổi nhằm đáp ứng với hoàn cảnh thực tế, lấy trọng tâm là cải tiến hệ thống tính mức tiền phạt, được coi là biện pháp chế tài cứng rắn đối phó với các loại các-ten nghiêm trọng và đưa ra chính sách khoan dung.

Kể từ khi ban hành thông báo của nhóm nghiên cứu về Luật Chống độc quyền vào tháng 10 năm 2003, các cuộc thảo luận sôi nổi giữa các hiệp hội nghề nghiệp, hiệp hội ngành hàng, hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng cũng như các cơ quan quản lý nhà nước đã được tổ chức, nhằm thống nhất các quan điểm về các vấn đề của Luật Chống độc quyền. Các cuộc thảo luận này đã gây ra làn sóng tranh luận về đặc điểm của chi phí hành chính và nâng cao nhận thức về chính sách khoan dung - một công cụ hiệu quả để điều tra và xử lý các vụ các-ten, vốn rất khó khăn để khám phá do tính chất bí mật của các vụ việc loại này, trên cơ sở đó, thu hút quan điểm ủng hộ rộng rãi đối với chương trình khoan dung. Đây được coi là bước tiến đáng kể trong hoạt động lập pháp của Nhật Bản. Lần sửa đổi vào năm 2005 và có hiệu lực kể từ 1 tháng 1 năm 2006, tập trung vào 3 điểm quan trọng sau:

Thứ nhất: Tăng mức tiền phạt.

Mức tiền phạt đối với các nhà sản xuất quy mô lớn tăng từ 6% thành 10% doanh thu. Mức phạt trước đây chủ yếu được xem xét trên cơ sở giá thỏa thuận của các-ten, tuy nhiên thị phần của doanh nghiệp và phân bổ khách hàng cũng được coi là những yếu tố quyết định mức phạt của doanh nghiệp. Đồng thời, phạm vi áp dụng hình phạt cũng được mở rộng đối với ấn định giá mua (purchasing cartels) và độc quyền hóa tư nhân thông qua việc kiểm soát hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp khác và gây ra những tác động tương tự như các-ten. Cụ thể, các mức phạt được đưa ra như sau:

+ Nhà sản xuất – là doanh nghiệp quy mô lớn: mức phạt từ 6% đến 10%, đối với doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ: mức phạt từ 3% đến 4%.

+ Nhà bán lẻ - là doanh nghiệp quy mô lớn: mức phạt từ 2% đến 3%, đối với doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ: mức phạt từ 1 đến 1,2%.

+ Nhà bán buôn – là doanh nghiệp quy mô lớn: mức phạt từ 1% đến 2%, đối với doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ: mức phạt là 1% (không sửa đổi).

Ngoài ra, sửa đổi về mức tiền phạt còn bao gồm việc bổ sung các điều khoản về việc tăng hoặc giảm tiền phạt theo quy định của Luật Chống độc quyền. Theo các quy định trước đây, trong mọi trường hợp mức phạt tiền áp dụng cho một hành vi vi phạm pháp luật là không đổi, sau lần sửa đổi này, một doanh nghiệp chấm dứt hành vi vi phạm ngay từ những bước đầu tiên, có thể được xem xét giảm 20% tổng số tiền phạt, còn doanh nghiệp tái phạm nhiều lần hành vi vi phạm có thể chịu mức tăng 50% tổng số tiền phạt theo quy định pháp luật.

Thứ hai: Ban hành chính sách khoan dung.

Cần phải nhấn mạnh rằng, từ trước đến nay, trong hệ thống pháp luật Nhật Bản, chưa từng có tiền lệ về việc thương lượng khi buộc tội, điều này được xem là không tưởng. Việc ban hành chính sách khoan dung nhằm mục đích xây dựng một hệ thống minh bạch, khách quan, không bao hàm yếu tố thương lượng. Mặt khác, một yếu tố quan trọng trong trường hợp này là đối với hệ thống cũ thì mức tiền phạt bắt buộc đối với tất cả các bên bị buộc tội, tuy nhiên các vụ các-ten và thông đồng đấu thầu là rất khó phát hiện vì được thực hiện một cách kín đáo, bí mật, như vậy áp dụng chính sách khoan dung thì xét tương quan lợi ích chung sẽ lớn hơn so với khoản tiền phạt thu được, vì những ảnh hưởng xấu do vụ các-ten đem lại nếu nó xảy ra là rất lớn. Tuy nhiên, trong 1 bài phát biểu của mình, ông Kazuhiko Takeshima đã nhấn mạnh rằng việc tăng mức hình phạt và ban hành chính sách khoan dung phải được xem xét một cách tổng thể bởi vì chỉ khi có các chế tài nghiêm khắc, cứng rắn mới có thể đảm bảo hiệu quả của chính sách khoan dung. Tổng số doanh nghiệp có thể nhận được chính sách khoan dung trong một vụ việc là 3 doanh nghiệp và chính sách khoan dung chỉ được áp dụng cho những doanh nghiệp cung cấp thông tin sớm nhất và quan trọng về vụ việc vi phạm.

Cuối cùng: Áp dụng quyền khám xét (biện pháp bắt buộc đối với điều tra hình sự)

Trung bình cứ 2 năm thì Ủy ban Thương mại Lành mạnh Nhật Bản lại nhận được hồ sơ của một vụ việc vi phạm có dấu hiệu hình sự, tuy nhiên với thẩm quyền điều tra mang tính hành chính theo hệ thống pháp luật trước đây thì Ủy ban Thương mại Lành mạnh Nhật Bản không thể chủ động tham gia vào các vụ việc. Do đó, theo luật sửa đổi, thì Ủy ban Thương mại Lành mạnh Nhật Bản được quyền điều tra chính thức, khám xét và thu giữ các tang vật có liên quan đến các doanh nghiệp là đối tượng điều tra. Tuy nhiên, để tiến hành điều tra hình sự, Ủy ban Thương mại Lành mạnh Nhật Bản phải nhận được lệnh từ phía Tòa án.

Một số sửa đổi khác:

+ Hủy bỏ yêu cầu thông báo với Ủy ban Thương mại Lành mạnh Nhật Bản khi một doanh nghiệp tiến hành tăng giá song song.

+ Sửa đổi lần đầu tiên thủ tục tiến hành phiên điều trần.

Nguyên nhân dẫn đến thành công trong lần sửa đổi này của Luật Chống độc quyền Nhật Bản

Theo ông Sadaaki Suwazono (Trưởng phòng lập kế hoạch chính sách cạnh tranh[11], Cục các vấn đề về Kinh tế của Ủy ban Thương mại Lành mạnh Nhật Bản) thì có nhiều nhân tố khiến cho Ủy ban Thương mại Công bằng Nhật Bản thực hiện đẩy mạnh cơ chế thực thi của Luật Chống Độc quyền một cách thành công, trong đó có 3 nhân tố nổi bật sau:

+ Thứ nhất, đó chính là khả năng lãnh đạo chính trị mạnh mẽ từ phía cựu Thủ tướng Koizumi, nếu không có điều này thì sẽ không có điểm khởi đầu cho quá trình sửa đổi. Mặt khác, lập trường chính trị minh bạch của vị Thủ tướng này được hỗ trợ bởi quan điểm rằng chính sách cạnh tranh đóng vai trò chủ chốt trong việc nới lỏng các ngành và thực sự thúc đẩy sự phát triển kinh tế.

+ Thứ hai, phải nói đến đóng góp của các hiệp hội, tổ chức về thương mại có ảnh hưởng lớn, ví dụ như Ủy ban phát triển Kinh tế Nhật Bản, đã ủng hộ nhiệt tình cho kế hoạch sửa đổi Luật Chống độc quyền của Ủy ban Thương mại Lành mạnh Nhật Bản, tổ chức này rõ ràng thể hiện quan điểm qua việc phát biểu “điều quan trọng nhất là đi đến thống nhất rằng chỉ có cạnh tranh tự do, lành mạnh mới có thể đem lại nguồn sinh lực bền vững cho xã hội”. Đối chiếu với 2 lần sửa đổi trước đây, vào năm 1977 và 1991, không có một tổ chức thương mại nào ủng hộ việc đẩy mạnh cơ chế thực thi của Luật Chống độc quyền một cách rõ ràng, dứt khoát.

+ Thứ ba, chính là sự hỗ trợ từ phía các tổ chức người tiêu dùng khác nhau mà nhiều lần Ủy ban Thương mại Lành mạnh Nhật Bản đã có các buổi tọa đàm. Các tổ chức này hoàn toàn nhận thức rằng hành vi các-ten và thông đồng đấu thầu mang lại những tổn thất khó có thể cứu vãn cho người tiêu dùng và do đó, xã hội Nhật Bản cần có hệ thống thực thi luật đủ mạnh để xóa bỏ những hành vi vi phạm pháp luật dạng này. Thông qua một số báo cáo cho thấy các tổ chức này đã tiến hành các cuộc vận động hành lang đến các thành viên Nghị viện một cách tích cực và kiên trì.

Tóm lại, có thể khẳng định rằng nhân tố chính dẫn đến thành công trong quá trình đẩy mạnh chính sách cạnh tranh, thể hiện ở lần sửa đổi Luật Chống độc quyền năm 2005 chính là sự đồng thuận cao độ giữa các nhà lãnh đạo chính trị, các tổ chức kinh tế-xã hội Nhật Bản coi chính sách cạnh tranh là đóng vai trò tích cực thúc đẩy kinh tế phát triển và tạo điều kiện cho quá trình nới lỏng các quy định. Khi đạo luật sửa đổi này chính thức có hiệu lực vào đầu năm 2006, cơ chế thực thi mới đã giúp vận hành tốt chức năng thị trường và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Có thể nói rằng, nhận thức chung về chính sách cạnh tranh đã lan tỏa khắp nước Nhật. Ngày nay, các doanh nhân Nhật Bản, bên cạnh cuộc cạnh tranh cam go, khốc liệt trên thị trường quốc tế cũng đã không ngừng nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường nội địa bằng cách cải tiến kỹ thuật, công nghệ và tăng năng suất. Nền kinh tế Nhật Bản đã chuyển lên một tầm cạnh tranh mới trong quá trình phát triển; pháp luật và chính sách cạnh tranh cũng đã được sửa đổi và thực thi phù hợp hơn. Trong những năm tới đây, chắc chắn Luật Chống độc quyền sẽ còn phát huy hơn nữa vai trò nhân tố chủ chốt trong việc đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh ở Nhật Bản.




[1] Việc phân chia các giai đoạn này căn cứ trên quan điểm của Ông KAZUHIKO TAKESHIMA – Chủ tịch Ủy ban Thương mại Lành mạnh Nhật Bản trong bài phát biểu “Bài học kinh nghiệm từ Luật Chống độc quyền của Nhật Bản và tương lai luật và chính sách cạnh tranh của các nước Đông Á”. Hội nghị cơ quan cạnh tranh các nước Đông Á –Hà Nội, 2007.
[2] Theo Kazuhiko Takeshima (đã dẫn).
[3] Theo tài liệu “Thử thách của các cơ quan cạnh tranh nhằm đạt được các thành tựu kinh tế thông qua phát triển chính sách cạnh tranh” do Nhật Bản cung cấp trong kỳ họp thứ 2 của diễn đàn thảo luận toàn cầu về cạnh tranh, tổ chức vào 12-13 tháng 2 năm 2004
[4] Theo Kazuhiko Takeshima (đã dẫn).
[5] Gosou sendan housiki – Supporting Ships.
[6] Theo tài liệu “Thử thách của các cơ quan cạnh tranh nhằm đạt được các thành tựu kinh tế thông qua phát triển chính sách cạnh tranh” do Nhật Bản cung cấp trong kỳ họp thứ 2 của diễn đàn thảo luận toàn cầu về cạnh tranh, tổ chức vào 12-13 tháng 2 năm 2004.
[7] -nt-.
[8] -nt-.
[9] Tài liệu “Chính sách người tiêu dùng thời kỳ hậu chiến ở Nhật Bản” http://www.ciaonet.org/book/map02/map02_04.85_110.pdf
[10] “Thử thách của các cơ quan cạnh tranh trong quá trình thúc đẩy phát triển kinh tế thông qua cạnh tranh” – tài liệu do Nhật Bản trong kỳ họp thứ 2 của diễn đàn thảo luận toàn cầu về cạnh tranh do OECD tổ chức vào 12-13/2/2004.

[11] Phát biểu tại Hội nghị về chính sách cạnh tranh do APEC tổ chức vào 24/05/2005 tại Jeju, Hàn Quốc.