Thứ Sáu, 17 tháng 4, 2009

CÁC MÔ HÌNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH

Luật Cạnh tranh được xây dựng với nhiều mô hình khác nhau, nhưng tựu chung lại, nhưng mô hinh này đều nhằm một mục đích: điêu tiết cạnh tranh của nền kinh tế.
Bắc Mỹ là nơi đầu tiên trên thế giới ban hành Luật Chống độc quyền đầy đủ và hiện đại. Luật Chống độc quyền của Mỹ có các điều khoản cấm việc hạn chế sự cạnh tranh, đặc biệt có các điều khoản cấm việc hạn chế sự cạnh tranh, đặc biệt có các điều khoản cho phép giải tán (xoá bỏ) các độc quyền đã được thiếp lập.
Ở Châu Âu, nhiều nước ban hành Luật Cạnh tranh có thái độ dung hoà đối với độc quyền. Luật của các nước này không xoá bỏ độc quyền mà chỉ có các điều khoản ngăn chặn nó, không cho nó lạm dụng các quyền lực của độc quyền. Tức là luật pháp của nước này chỉ ngăn chặn mắt tác hại của độc quyền đối với nền kinh tế xã hội, còn các mặt hàng không gây hại của độc quyền thì vẫn được phép duy trì.
Mô hình thứ ba của Luật Cạnh tranh được thực hiện ở Canada, Australia và New Zealand. Những nước này ban hành luật Cạnh Tranh đi theo con đường nằm giữa Hoa Kỷ và Châu Âu. Ở những nước này họ áp dụng loại hình chính sách cạnh tranh mạnh hơn Châu Âu, vì họ có mức độ chấp hành Luật của Toà án cao hơn, đồng thời họ cho phép thực hiện các ngoại lệ đối với Luật Cạnh tranh trong trường hợp nhất định, nếu công việc đó mang lại lợi ích cho nền kinh tế hơn là thiệt hại do nó gây ra.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét